• Click để copy

Mỹ nâng cấp bom hạt nhân chủ lực

Mới đây, Lầu Năm Góc đã công bố kế hoạch phát triển bom B61-13, một biến thể nâng cấp của bom trọng lực hạt nhân B61. Theo Tạp chí Newsweek, loại vũ khí mới có sức công phá ước tính lên tới 360 kiloton, mạnh gấp 24 lần quả bom hạt nhân được thả xuống Hiroshima (Nhật Bản) trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Trích dẫn mô phỏng về hiệu ứng của vụ nổ được tạo ra thông qua công cụ trực tuyến Nukemap (công cụ bản đồ cho thấy phạm vi ảnh hưởng và tác động của vụ nổ bom hạt nhân), Tạp chí Newsweek cho biết, bất cứ thứ gì nằm trong bán kính 800m tính từ địa điểm phát nổ của quả bom sẽ bị bốc hơi bởi quả cầu lửa khổng lồ. Ấn phẩm này cho biết thêm, vụ nổ sẽ phá hủy các tòa nhà và có khả năng giết chết tất cả người dân trong phạm vi 1,6km. Những người trong bán kính 3,2km quanh địa điểm phát nổ sẽ chết trong vòng một tháng do phơi nhiễm phóng xạ. Ngoài ra, 15% số người sống sót từ vụ nổ cũng sẽ chết vì ung thư và nhiều người có thể bị bỏng nặng.

B61-13 là biến thể thứ 13 của dòng bom trọng lực hạt nhân B61, được thiết kế để thả từ máy bay chiến đấu hoặc máy bay ném bom xuống mục tiêu. Trang Popular Science cho biết, so với 5 phiên bản cũ vẫn còn được sử dụng (gồm B61-3, B61-4, B61-7, B61-11 và  B61-12), B61-13 có sức công phá sánh ngang B61-7 nhưng sở hữu các tính năng an toàn, bảo mật, độ chính xác cao tương đương dòng B61-12. 

Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ về Chính sách vũ trụ John Plumb khẳng định: “B61-13 là một bước đi hợp lý nhằm giải quyết những thách thức trong môi trường an ninh rất phức tạp”. Ông mô tả việc công bố dự án trên phản ánh môi trường an ninh đang thay đổi và mối đe dọa ngày càng tăng từ các đối thủ tiềm tàng.

Mỹ nâng cấp bom hạt nhân chủ lực
Tiêm kích F-35 thực hiện cuộc thử nghiệm ném bom hạt nhân B61-12. Ảnh: Popular Mechanics 

 Kế hoạch phát triển bom B61-13 được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Nga và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) về vấn đề Ukraine, khiến các chuyên gia quân sự và giới truyền thông những ngày qua liên tục bàn luận về nguy cơ xung đột chuyển sang chiến tranh hạt nhân. Tuy vậy, Lầu Năm Góc khẳng định việc theo đuổi nỗ lực phát triển B61-13 không liên quan đến bất kỳ sự kiện cụ thể nào đang diễn ra trên thế giới và việc sản xuất loại bom mới cũng sẽ không làm tăng tổng số vũ khí trong kho dự trữ hạt nhân của Mỹ, do B61-13 dự kiến sẽ thay thế dòng B61-7 đã lỗi thời.

Theo Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), Mỹ đang tham gia vào nỗ lực phát triển vũ khí hạt nhân tham vọng nhất kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai. Quốc gia này dự kiến sẽ chi hơn 750 tỷ USD trong thập kỷ tới để nâng cấp gần như toàn bộ hệ thống phòng thủ hạt nhân đã có phần lạc hậu.

Không riêng Mỹ, xu hướng chạy đua hiện đại hóa và nâng cấp kho vũ khí hạt nhân đã xuất hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới, bất chấp những cảnh báo về mức độ nguy hiểm của loại vũ khí này. Công ty nghiên cứu thị trường Allied Market Research dự báo, trong 10 năm tới, thị trường tên lửa và bom hạt nhân toàn cầu sẽ vượt mức 126 tỷ USD, tức là tăng gần 73% so với thời điểm của năm 2020.

Song song với xu hướng chạy đua vũ trang là tình trạng xói mòn các cấu trúc giải trừ quân bị và kiểm soát vũ khí hạt nhân toàn cầu. Ngày 2-11 vừa qua, Nga chính thức hủy bỏ việc phê chuẩn Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT) năm 1996, lý giải rằng hiệp ước đa phương này đã trở nên vô nghĩa khi quốc gia sở hữu kho vũ khí lớn như Mỹ không phê chuẩn CTBT.

Khi hai quốc gia đứng đầu về vũ khí hạt nhân không còn mặn mà với các hiệp ước kiểm soát vũ khí quan trọng thì lộ trình hướng tới một thế giới không có vũ khí hạt nhân cũng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Một báo cáo mới đây của Liên hợp quốc đã cảnh báo nguy cơ sử dụng vũ khí hạt nhân trên thế giới đang ở mức cao nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Trong khi đó, Giám đốc SIPRI Dan Smith cũng nhận định rằng: "Chúng ta đang bước vào một trong những giai đoạn nguy hiểm nhất trong lịch sử nhân loại". Xu hướng gia tăng xung đột và thiếu vắng các cuộc đối thoại có thể dẫn đến những thảm họa đau đớn gấp nhiều lần Hiroshima trong quá khứ.

HÙNG HÀ

Bài liên quan

Tin mới

Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin

Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.

Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện

Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.

Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?

Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.

TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng

Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.

Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao

Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.

Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B

Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.