• Click để copy

Mỹ tái khẳng định ủng hộ Thụy Điển gia nhập NATO

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã bày tỏ sự ủng hộ đối với việc Thụy Điển gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trước thềm Hội nghị thượng đỉnh của liên minh quân sự này ở Vilnius (Litva) vào tuần tới.

Theo Reuters, ngày 5-7, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tái khẳng định sự ủng hộ đối với việc Thụy Điển gia nhập NATO trong cuộc gặp với Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson đang có chuyến thăm Mỹ tại Nhà Trắng. “Thụy Điển là một đối tác có năng lực. Tôi muốn nhắc lại rằng, Mỹ hoàn toàn ủng hộ tư cách thành viên NATO của Thụy Điển. Điểm mấu chốt rất đơn giản: Thụy Điển sẽ làm cho liên minh mạnh mẽ hơn”, ông Joe Biden nhấn mạnh. Nhà lãnh đạo Mỹ cho biết, ông “rất nóng lòng” mong chờ quốc gia Bắc Âu này trở thành thành viên NATO. Về phần mình, Thủ tướng Kristersson cho biết, Thụy Điển đánh giá cao sự ủng hộ của ông chủ Nhà Trắng đối với việc Thụy Điển gia nhập NATO, đồng thời khẳng định Stockholm sẽ có những đóng góp cho liên minh nếu được kết nạp. Ông Kristersson cho biết: “Chúng tôi tìm kiếm sự bảo vệ chung, nhưng chúng tôi cũng nghĩ rằng chúng tôi có những thứ có thể đóng góp cho an ninh của toàn bộ NATO”. Trao đổi với báo giới sau cuộc gặp với Tổng thống Joe Biden, Thủ tướng Kristersson cho biết, hai nhà lãnh đạo đã nhất trí rằng Hội nghị thượng đỉnh NATO, diễn ra từ ngày 11 đến 12-7 ở Vilnius, là “thời điểm tự nhiên” để hoàn tất quá trình gia nhập NATO của Thụy Điển. Tuy nhiên, ông Kristersson cũng lưu ý rằng việc này phụ thuộc vào quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ.

      Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson trong cuộc gặp tại Nhà Trắng, ngày 5-7.Ảnh: AP 

      Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson trong cuộc gặp tại Nhà Trắng, ngày 5-7.Ảnh: AP 

Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, Ngoại trưởng nước này Antony Blinken đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan và khuyến khích Ankara ủng hộ Thụy Điển gia nhập NATO.

Thụy Điển và Phần Lan đã từ bỏ chính sách trung lập kéo dài hàng thập kỷ và nộp đơn xin gia nhập NATO hồi tháng 5-2022 sau khi xung đột ở Ukraine nổ ra. Theo quy định, việc kết nạp một thành viên mới yêu cầu sự đồng thuận của tất cả các nước thành viên NATO. Dù nộp đơn xin gia nhập cùng lúc, song Phần Lan đã trở thành thành viên thứ 31 của NATO vào tháng 4 năm nay. Trong khi đó, Thụy Điển vẫn đang trong quá trình chờ đợi do hai thành viên NATO là Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary chưa phê chuẩn.

Theo kế hoạch, từ ngày 9 đến 13-7, Tổng thống Joe Biden sẽ thực hiện chuyến công du châu Âu với các chặng dừng chân ở Anh, tham dự Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius, Litva và Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Mỹ-Bắc Âu ở Phần Lan. Khi Hội nghị thượng đỉnh NATO cận kề, nhà lãnh đạo Mỹ đang nỗ lực hối thúc Ankara và Budapest nhanh chóng phê chuẩn việc kết nạp Thụy Điển làm thành viên.

Thổ Nhĩ Kỳ đang được coi là trở ngại lớn nhất đối với nỗ lực gia nhập NATO của Thụy Điển. Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng Thụy Điển chứa chấp thành viên của các nhóm mà Ankara coi là khủng bố. Theo Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, Thụy Điển đã thực hiện các bước đi cụ thể quan trọng để giải quyết những quan ngại của Thổ Nhĩ Kỳ, liên quan việc sửa đổi Hiến pháp và tăng cường hợp tác chống khủng bố với Ankara. Tuy nhiên mới đây, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho rằng Thụy Điển phải thực hiện các bước bổ sung nhằm chống lại các nhóm khủng bố để có thể đủ điều kiện gia nhập NATO. Về phần mình, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan bày tỏ hy vọng Thụy Điển sẽ thực hiện những cam kết của mình theo một thỏa thuận đạt được hồi năm ngoái ở Madrid, Tây Ban Nha nhằm giải quyết các mối quan ngại về an ninh của Ankara khi quốc gia Bắc Âu này tìm cách gia nhập NATO.

LÂM ANH

Bài liên quan

Tin mới

Israel không kích các cứ điểm của Hezbollah ở Lebanon
Israel không kích các cứ điểm của Hezbollah ở Lebanon

Ngày 19-9, Israel triển khai hàng loạt máy bay chiến đấu thực hiện các đợt không kích dữ dội nhằm vào các cứ điểm của lực lượng Hezbollah tại Lebanon.

Tàu 18 rời Australia, hoàn thành tốt các nhiệm vụ tại Kakadu 2024
Tàu 18 rời Australia, hoàn thành tốt các nhiệm vụ tại Kakadu 2024

Sáng 20-9, Tàu 18 thuộc Lữ đoàn 171, Vùng 2 Hải quân do Đại tá Nguyễn Việt Anh, Phó tham mưu trưởng Vùng 2 Hải quân là Trưởng đoàn đã rời cảng Coonawarra, thành phố Darwin, Australia, bắt đầu hành trình về nước sau khi hoàn thành tốt tất cả các khoa mục tại Diễn tập Kakadu 2024 do Hải quân Hoàng gia Australia đăng cai tổ chức.

Các trường hợp dự án đầu tư có sử dụng đất phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư
Các trường hợp dự án đầu tư có sử dụng đất phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

Chính phủ ban hành Nghị định số 115/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất.

Tỉnh Quảng Trị di dời khẩn cấp 84 hộ dân
Tỉnh Quảng Trị di dời khẩn cấp 84 hộ dân

Do ảnh hưởng của bão số 4, từ chiều 19-9 trên địa bàn huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) có mưa vừa, mưa to đến rất to gây chia cắt các ngầm tràn trên các tuyến quốc lộ, đường liên xã, đường nội thôn ở một số địa phương. Đặc biệt, tại một số khu vực thuộc huyện Hướng Hóa có nguy cơ sạt lở núi gây ảnh hưởng đến tính mạng, đời sống nhân dân.

Quảng Bình sơ tán 3.059 người phòng tránh bão số 4
Quảng Bình sơ tán 3.059 người phòng tránh bão số 4

Do ảnh hưởng của bão số 4, đến 5 giờ sáng 20-9, các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch, Lệ Thủy và thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) đã tổ chức sơ tán 874 hộ với 3.059 người ra khỏi vùng có nguy cơ cao do sạt lở.

Hà Nội phấn đấu hoàn thành 24 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024
Hà Nội phấn đấu hoàn thành 24 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Kế hoạch số 269/KH-UBND về việc triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh tháng 9 và quý IV/2024.