• Click để copy

Mỹ và Saudi Arabia “chiến tranh” dầu mỏ

Các động thái căng thẳng giữa Mỹ và Saudi Arabia đang tạo ra những mối nguy mới cho nền kinh tế thế giới vốn đang trong tình trạng chật vật...

Các nhà hoạch định chính sách Mỹ đang cân nhắc các biện pháp cấm bán vũ khí cho Saudi Arabia, mở đường cho Bộ Tư pháp nộp đơn kiện nước này và các thành viên Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), sau khi OPEC và các đồng minh (OPEC+) quyết định cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng dầu/ngày. Các động thái căng thẳng giữa Mỹ và Saudi Arabia đang tạo ra những mối nguy mới cho nền kinh tế thế giới vốn đang trong tình trạng chật vật...

Theo CNN, giới phân tích đang tỏ ra lo ngại nền kinh tế thế giới sẽ phải gánh chịu những hậu quả lớn nếu mối quan hệ giữa Mỹ và Saudi Arabia rạn nứt khi cả hai đang có chiều hướng lún sâu vào “cuộc chiến dầu mỏ”.

Trong bối cảnh chỉ còn ít ngày nữa, nước Mỹ sẽ bước vào cuộc bầu cử Quốc hội giữa kỳ và Đảng Dân chủ của Tổng thống Joe Biden đang rất cần có thêm những động lực mới, động thái trên của OPEC+ mà Saudi Arabia là quốc gia lãnh đạo, chẳng khác nào “giội gáo nước lạnh”. Mối quan tâm lớn nhất của các cử tri Mỹ trong nhiệm kỳ của Tổng thống Biden hiện nay là lạm phát và giá năng lượng tăng cao kỷ lục. 

Mỹ và Saudi Arabia “chiến tranh” dầu mỏ

 Giá nhiên liệu tăng vọt ở Mỹ có thể ảnh hưởng tới cuộc bầu cử giữa kỳ sắp tới. Ảnh minh họa: AP 

Quyết định giảm sản lượng của OPEC+ cho thấy ông Biden đã thất bại trong việc thuyết phục OPEC tăng sản lượng dầu mỏ. Chuyến công du tới Saudi Arabia của nhà lãnh đạo Mỹ gần đây với chương trình nghị sự năng lượng nổi bật hóa ra không phải thành công như những gì báo chí đưa tin. Người ta nghi ngờ cái gọi là thỏa thuận bí mật với Saudi Arabia về tăng cung dầu cho đến hết năm 2022. Thực tế là hồi tháng 8 vừa qua, OPEC+ chỉ tăng sản xuất 100.000 thùng/ngày, mức thấp nhất trong lịch sử nhóm này và chắc chắn đây là một sự thất vọng to lớn đối với Washington.

Và đến đầu tháng 10 này, việc OPEC+ thông báo giảm 2 triệu thùng/ngày đã thực sự trở thành một “cú sốc” đối với Mỹ trong bối cảnh giá nhiên liệu tăng vọt trùng thời điểm lạm phát cao nhất trong 4 thập kỷ qua. Trong bối cảnh ấy sẽ rất khó lường trước các bước đi của Mỹ để trả đũa và gây sức ép lên quốc gia hàng đầu OPEC.

Giới chức Mỹ đang nỗ lực kêu gọi kích hoạt dự luật về NOPEC (Không thành lập nhóm nước xuất khẩu hoặc sản xuất dầu), nhằm cho phép Bộ Tư pháp Mỹ kiện OPEC vì độc quyền. Việc cấm bán vũ khí cho Saudi Arabia đối với Mỹ thực ra cũng là điều “cực chẳng đã”.

Điều tồi tệ hơn, Saudi Arabia cũng cảnh báo khả năng trả đũa bằng cách bán trái phiếu Chính phủ Mỹ nếu Quốc hội Mỹ thông qua NOPEC, bất chấp nước này cũng phải chịu những tổn hại, theo Wall Street Journal. Nước này hiện sở hữu 119 tỷ USD trái phiếu Chính phủ Mỹ, theo số liệu của Bộ Tài chính Mỹ.

Họ hiện là chủ nợ lớn thứ 16 trên thế giới của Mỹ. Việc này sẽ kéo lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ lên, khiến chi phí đi vay của các gia đình và doanh nghiệp cũng đắt đỏ theo. Động thái trên có thể gây ảnh hưởng tới các thị trường tài chính và kinh tế Mỹ trong bối cảnh rối ren hiện nay. Giới quan sát thị trường đang lo ngại trước các dấu hiệu cho thấy Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ phải tiếp tục tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát, được cảnh báo có thể dẫn đến suy thoái.

Ngoài ra, nguy cơ khác có thể xảy ra đó là Saudi Arabia có thể giảm cung hơn nữa, hoặc ít nhất sẽ từ chối các lời kêu gọi khi giá dầu tăng vọt trong tương lai vì lệnh cấm dầu Nga của Liên minh châu Âu. Việc OPEC siết thêm nguồn cung có thể kéo giá xăng tại Mỹ lên cao, làm trầm trọng thêm vấn đề lạm phát và rủi ro suy thoái.

Những căng thẳng nêu trên đẩy quan hệ đồng minh Mỹ-Saudi Arabia xuống mức tồi tệ hơn. Theo ông Clayton Allen, Giám đốc hãng tư vấn Eurasia Group: “Đây sẽ là đáy mới. Chúng ta đã chứng kiến quan hệ Mỹ-Saudi Arabia xuống cấp nhiều năm qua. Nhưng đây sẽ là thời điểm tồi tệ nhất”. 

Căng thẳng vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi giới chức hai bên liên tục có những chỉ trích lẫn nhau trong vài ngày qua. Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia Abdulaziz bin Salman chỉ trích hành động của Mỹ xả kho dầu dự trữ khẩn cấp để thao túng thị trường cho dù mục đích thực sự của việc làm này là để giảm thiểu tình trạng thiếu cung. 

Giới phân tích lo ngại rằng, căng thẳng giữa hai quốc gia có thể châm ngòi cho một cuộc trả đũa gây bất ổn cho kinh tế toàn cầu. Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ đang tới gần với những ưu thế đang nghiêng về Đảng Cộng hòa theo các cuộc thăm dò dư luận. Ở thời điểm nước rút, không loại trừ khả năng chính quyền của Tổng thống Biden sẽ tung những đòn mạnh mẽ với hy vọng lật ngược tình thế bất lợi hiện nay.

MAI NGUYÊN

Tin mới

Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin

Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.

Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện

Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.

Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?

Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.

TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng

Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.

Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao

Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.

Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B

Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.