Nam Á 2024: Những bước ngoặt quyết định
Năm 2024, khu vực Nam Á chứng kiến những biến động lớn về chính trị và an ninh, xen kẽ rủi ro và nguy cơ khủng hoảng kinh tế vẫn tồn tại dai dẳng. Tất cả tạo nên một bức tranh với gam màu xám chủ đạo, bất chấp nỗ lực cải thiện tình hình của các quốc gia trong khu vực.
Giữa vòng xoáy bạo lực và bất ổn, Bangladesh trở thành cái tên được nhắc đến nhiều nhất. Biến động chính trị nghiêm trọng xảy ra với quốc gia Nam Á này khi nữ Thủ tướng Sheikh Hasina-người đã nắm giữ vai trò lãnh đạo chính phủ trong 15 năm liên tiếp-từ chức và buộc phải rời khỏi đất nước do sức ép của những người biểu tình.
Chỉ trong vòng hơn một tháng, Bangladesh từ một đất nước yên bình bỗng chốc trải qua giai đoạn đau thương nhất trong lịch sử 53 năm kể từ khi quốc gia này giành độc lập. Hơn 1.000 người đã thiệt mạng trong làn sóng biểu tình bạo lực mà nguồn cơn của nó được cho là bắt đầu từ chính sách “hạn ngạch viên chức”.
![]() |
Một nhóm cầm gậy gộc trong cuộc biểu tình ngày 4-8-2024 để đòi Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina từ chức. Ảnh: Reuters |
Theo chính sách này, Bangladesh dành hơn một nửa chỉ tiêu tuyển dụng viên chức cho các nhóm đặc quyền, như con của cựu binh trong cuộc chiến giải phóng khỏi Pakistan năm 1971. Những người chỉ trích cho rằng kế hoạch này chỉ có lợi cho con cái những người ủng hộ chính phủ của Thủ tướng Sheikh Hasina. Bất bình với vấn đề này đã âm ỉ từ lâu và trở thành mồi lửa châm ngòi cho các vụ biểu tình bạo lực khi đất nước đối mặt tình trạng thất nghiệp và lạm phát tăng cao khiến cuộc sống của người dân ngày càng chật vật.
Tháng 8-2024, tình hình trở nên không thể kiểm soát sau khi chính quyền Bangladesh sử dụng vũ lực để dập tắt các cuộc biểu tình. Sai lầm tiếp nối sai lầm, Thủ tướng Sheikh Hasina phải từ chức và rời khỏi đất nước trên một chiếc trực thăng quân sự. Sự ra đi của bà đặt dấu chấm hết cho hành trình quyền lực kéo dài hai thập kỷ của chính trị gia được mệnh danh là “người đàn bà thép”, nhưng đồng thời cũng mở ra hành trình mới cho Bangladesh-hành trình hàn gắn những mâu thuẫn nội tại.
Chưa ai có thể khẳng định chương tiếp theo trong lịch sử của Bangladesh sẽ như thế nào, liệu rằng những mầm mống bất ổn hình thành trong nhiều thập kỷ qua như tham nhũng, lạm phát, thất nghiệp, bất bình đẳng xã hội... có được giải quyết triệt để. Nhưng ít nhất ở thời điểm hiện tại, cơn bão khủng hoảng đã tạm lắng, những cải cách đang được chính phủ lâm thời tiến hành nhằm khôi phục hòa bình và trật tự tại Bangladesh, trước khi quốc gia này bước vào một cuộc bầu cử để chọn ra gương mặt sẽ lãnh đạo đất nước trong tương lai.
Bên cạnh những xáo trộn về chính trị-xã hội, năm 2024 còn là một năm đánh dấu sự thay đổi, tái lập và điều chỉnh trong chính sách phát triển của nhiều quốc gia Nam Á. Các cuộc bầu cử tại khu vực đã góp phần định hình lại bản đồ quyền lực ở các quốc gia, qua đó tác động tới cục diện địa chính trị khu vực và toàn cầu.
Trong năm qua, Ấn Độ-quốc gia đông dân nhất thế giới đã tiến hành bầu cử Hạ viện. Cuộc bầu cử trở thành tâm điểm thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế không chỉ bởi quy mô lớn mà còn vì quốc gia Nam Á này có tiếng nói ngày càng quan trọng trên các diễn đàn quốc tế và là nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng hàng đầu thế giới.
Không nằm ngoài dự đoán, Liên minh cầm quyền của Thủ tướng Narendra Modi đã giành chiến thắng, mở đường để nhà lãnh đạo 74 tuổi tiếp tục nắm giữ vị trí Thủ tướng Ấn Độ nhiệm kỳ thứ ba liên tiếp. Tuy nhiên, kết quả bầu cử không đạt được kỳ vọng bởi cả Liên minh Dân chủ quốc gia (NDA) và Đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP) của đương kim Thủ tướng Modi đều không thể tái lập chiến thắng áp đảo năm 2019.
Trên hết, họ đã không đạt đủ số ghế cần thiết để tạo ra liên minh chiếm đa số tuyệt đối tại Hạ viện khóa mới, như từng tuyên bố trong cuộc vận động tranh cử. Đây có thể coi là cú sốc lớn trong mùa bầu cử năm nay tại Ấn Độ. Nó cho thấy cử tri Ấn Độ đã có những thay đổi, có quan điểm khác về cục diện chính trị hiện tại của đất nước, với mong muốn đất nước có những điều chỉnh để mang lại ấm no, thịnh vượng cho từng người dân.
Nhìn chung, kết quả cuộc bầu cử tại Ấn Độ hay chính biến xảy ra tại Bangladesh đều phản ánh rõ nét những vấn đề mà các quốc gia Nam Á đang phải đối mặt, đó là lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp cao, bất bình đẳng thu nhập và nghèo đói đang ngày càng gia tăng...
Trong thời gian tới, có lẽ chính sách đối nội, đối ngoại của một số quốc gia trong khu vực sẽ có những điều chỉnh để tập trung giải quyết các bài toán nhức nhối này. Tin rằng, với những bài học sâu sắc rút ra từ năm 2024, tình hình khu vực Nam Á trong năm mới sẽ nhiều khởi sắc cả về kinh tế, đối ngoại và an ninh.
NGỌC THƯ
Tin mới
Phát hiện, ngăn chặn 1.500 kg chân gà không rõ nguồn gốc xuất xứ
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/05/2025 về mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; căn cứ chỉ đạo của lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn, Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn và Chi cục Quản lý thị trường.
Cao Bằng: Kiểm tra, thu giữ gần 1,4 tấn nguyên liệu thuốc lá không rõ nguồn gốc xuất xứ
Chi Cục QLTT tỉnh Cao Bằng vừa phối hợp Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh; Đội Kiểm soát Hải quan, Chi cục Hải quan Khu vực VI; Công an xã Tri Phương, huyện Trùng Khánh thu giữ gần 1,4 tấn nguyên liệu thuốc lá không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Xử phạt 18 triệu đồng đối với hộ kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ và nhập lậu
Ngày 20/5, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 2, Chi cục QLTT tỉnh Ninh Bình vừa tiến hành kiểm tra tại Hộ kinh doanh Đinh Văn Cương (Tổ dân phố Ghềnh, phường Yên Bình, thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình).
Phát hiện, tiêu hủy 1 tấn chả chay không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1, Chi cục QLTT tỉnh Phú Yên vừa ban hành quyết định xử phạt ông V.Đ.T với số tiền 17.000.000 đồng và buộc tiêu hủy 1.000 kg thực phẩm là chả chay không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tỷ phú Elon Musk lên kế hoạch rút lui khỏi chính trường Mỹ
Ngày 20-5, tỷ phú Elon Musk cho biết ông sẽ tiếp tục đảm nhiệm vai trò Giám đốc điều hành của Tesla trong ít nhất 5 năm tới, đồng thời có kế hoạch cắt giảm chi tiêu cho các hoạt động chính trị nhằm xoa dịu mối lo ngại của một số nhà đầu tư về tương lai của nhà sản xuất xe điện có giá trị nhất thế giới.
Mỹ công bố kế hoạch phòng thủ tên lửa có tổng kinh phí 175 tỷ USD
Ngày 20-5, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa "Vòm Vàng" (Golden Dome), với tổng kinh phí lên tới 175 tỷ USD, dự kiến sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động trước khi kết thúc nhiệm kỳ của ông.