• Click để copy

Nắm bắt cơ hội từ ngành sản xuất container toàn cầu

Tình trạng thiếu container rỗng đẩy giá cước vận tải biển tăng cao trong những năm gần đây, đặc biệt sau đại dịch Covid-19 là câu chuyện không còn xa lạ, khiến các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu trên toàn thế giới phải đau đầu tìm lời giải. Nắm bắt được nhu cầu thị trường, doanh nghiệp Việt Nam đã không chậm chân trong tổ chức sản xuất container.

Vài năm trở lại đây, tình trạng thiếu container rỗng đẩy giá cước tàu biển không ngừng tăng cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động xuất, nhập khẩu. Câu chuyện thiếu container rỗng được nhìn nhận rõ nhất từ năm 2021, đại dịch Covid-19 khiến hoạt động sản xuất container của Trung Quốc bị ngưng trệ, trong khi đây là nhà sản xuất hơn 90% container trên toàn thế giới.

Tiếp đó, các cuộc xung đột tại một vài khu vực và những căng thẳng tại Biển Đỏ cho thấy tình trạng thiếu hụt container ngày càng trầm trọng. Nhu cầu xuất, nhập khẩu tăng cao, cùng với việc định tuyến lại các tàu từ Biển Đỏ qua Mũi Hảo Vọng đã tạo ra nhu cầu container ngày càng lớn.

Nắm bắt cơ hội từ ngành sản xuất container toàn cầu
Bàn giao 500 vỏ container loại 40HC cho Công ty SeaCube Container Leasing. 

Nhận thấy tiềm năng kinh doanh, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát đã khởi công nhà máy sản xuất container vào tháng 11-2021 và nhanh chóng thương mại hóa lô hàng đầu tiên vào tháng 8-2023. Với việc đưa vào vận hành nhà máy sản xuất container, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát là nhà sản xuất thiết bị container ISO lớn nhất Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á. Đến nay, Hòa Phát liên tục hưởng “trái ngọt” từ hoạt động sản xuất này, khi thực hiện thành công nhiều đơn hàng và tiếp tục mở rộng các hợp đồng cung cấp vỏ container cho các công ty vận tải hàng đầu thế giới.

Mới đây nhất, ngày 29-7, Hòa Phát đã ký hợp đồng cung cấp 2.000 vỏ container 20DC cho hãng tàu Hapag-Lloyd-doanh nghiệp vận tải container lớn nhất nước Đức và thuộc tốp 5 công ty vận tải container thế giới. Trước đó, Hòa Phát đã chính thức bàn giao 500 vỏ container loại 40HC cho Công ty SeaCube Container Leasing. Đây là lô hàng đầu tiên mà Hòa Phát đóng mới cho SeaCube Container Leasing-một trong những công ty cho thuê container hàng đầu thế giới... Những sự kiện này không chỉ mở ra cơ hội hợp tác chiến lược mà còn khẳng định container "Made in Vietnam" của Hòa Phát đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế tại các thị trường khó tính nhất.

Nhà máy sản xuất container Hòa Phát tại Khu công nghiệp Phú Mỹ II mở rộng, thị xã Phú Mỹ (Bà Rịa-Vũng Tàu) có tổng công suất 500.000 TEU/năm, tập trung các sản phẩm container chở hàng phổ thông 20 và 40 feet. Giai đoạn 1 công suất 200.000 TEU/năm đã hoàn thành và đi vào hoạt động. Với công suất này, Hòa Phát là nhà sản xuất thiết bị container ISO lớn nhất Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á.

Có thể nói, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát có nhiều lợi thế trong hoạt động này. Việc chủ động được nguyên liệu thép-nguyên liệu quyết định 60-70% giá thành sản xuất container đã giúp doanh nghiệp có chi phí sản phẩm thấp hơn, trong khi chất lượng tương đương với các hãng container hàng đầu thế giới. Đáng chú ý, khi nhà máy sản xuất container đi vào hoạt động đầy đủ sẽ giúp tiêu thụ khoảng 1 triệu tấn thép/năm từ Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất.

Ông Vũ Đức Sính, Giám đốc Công ty Cổ phần sản xuất container Hòa Phát cho biết, container của Hòa Phát được thiết kế và sản xuất theo các tiêu chuẩn quốc tế, hoàn toàn đáp ứng yêu cầu kỹ thuật trong việc vận chuyển hàng hóa xuyên lục địa. Toàn bộ quá trình từ nguyên liệu đầu vào, sản xuất đến nghiệm thu sản phẩm được kiểm soát nghiêm ngặt bởi hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, tự động hóa cao. Hòa Phát mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ tối đa về chính sách và thủ tục hành chính từ các cơ quan nhà nước để thuận lợi trong việc xuất khẩu container, góp phần thúc đẩy xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ, nâng cao vị thế của Việt Nam trong ngành sản xuất container toàn cầu và lĩnh vực vận tải quốc tế.

Bài và ảnh: ĐAN THANH

Bài liên quan

Tin mới

Bão số 4: Quảng Bình kiểm điểm trách nhiệm cán bộ, đảng viên không chấp hành di dời
Bão số 4: Quảng Bình kiểm điểm trách nhiệm cán bộ, đảng viên không chấp hành di dời

Ngày 19-9, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm đã ký công điện về việc di dời người dân đến nơi an toàn để ứng phó với bão số 4 và mưa lớn.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động ứng phó bão số 4
Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động ứng phó bão số 4

Trước diễn biến của bão số 4, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ động triển khai các phương án phòng, chống và ứng phó.

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV
Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV

Nhận lời mời của Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Quốc hội Liên bang Nga Valentina Matvienko, ngày 18-9, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV bằng hình thức phát biểu ghi hình.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Từ ngày 21-27/9/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và sau đó sẽ thăm cấp Nhà nước tới Cuba.

Khẩn trương di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp
Khẩn trương di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp

Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố thực hiện ngay các giải pháp để di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp, thuộc diện phải phá dỡ theo quy định.

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bão lũ
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bão lũ

Ngày 18-9, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết sẽ cung ứng bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bị bão lũ.