• Click để copy

Nâng hạng thị trường chứng khoán để hút vốn đầu tư nước ngoài

Thời gian qua, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có nhiều hoạt động phối hợp với các cơ quan, bộ, ngành, tổ chức liên quan để đề xuất nhiều giải pháp hướng tới việc phát triển thị trường chứng khoán (TTCK) mang tính dài hạn, bền vững. Trong đó, việc sớm nâng hạng TTCK nước ta từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi được đặc biệt quan tâm, chú trọng.

Phấn đấu nâng hạng thị trường trước năm 2025

Theo Chủ tịch UBCKNN Vũ Thị Chân Phương, nâng hạng thị trường chứng khoán là một trong những mục tiêu lớn mà Chính phủ Việt Nam đang hướng tới. Mục tiêu này đã được đưa vào Đề án “Cơ cấu lại TTCK và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025” và dự thảo “Chiến lược phát triển TTCK đến năm 2030”.

Theo đó, Việt Nam hướng đến nâng hạng TTCK từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi trước năm 2025. Về khuôn khổ pháp lý, Luật Chứng khoán 2019, Luật Đầu tư 2020, Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn đã từng bước đáp ứng những tiêu chí về nâng hạng thị trường như: Tạo điều kiện thuận lợi cho dòng vốn đầu tư; tiếp cận thông tin bằng tiếng Anh; đăng ký và mở tài khoản cho nhà đầu tư; tăng cường kỷ cương, kỷ luật, xử lý nghiêm các sai phạm để thị trường minh bạch hơn...

Nâng hạng thị trường chứng khoán để hút vốn đầu tư nước ngoài
Ảnh minh họa: tinnhanhchungkhoan.vn 

Ngoài việc phát triển về quy mô, thanh khoản, TTCK Việt Nam ngày càng minh bạch và lành mạnh hơn khi nhiều sai phạm đều bị xử lý nghiêm. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã chủ động trong việc công bố thông tin bằng tiếng Anh, trong đó, riêng nhóm VN30 đã có 100% doanh nghiệp công bố thông tin bằng tiếng Anh.

Bên cạnh đó, nhiều vấn đề mới hỗ trợ cho nâng hạng TTCK cũng đã được quy định rõ ràng hơn trong Nghị định số 155/2020/NĐ-CP và Thông tư số 96/2020/TT-BTC. Sắp tới, UBCKNN sẽ tiếp tục đề xuất sửa đổi các văn bản pháp lý liên quan nhằm nâng cao tính minh bạch, công khai, bền vững, hỗ trợ cho tiến trình nâng hạng TTCK.

Ông Lyndon Chao, đại diện Hiệp hội các Thị trường tài chính và chứng khoán châu Á (ASIFMA) đánh giá, Việt Nam đã và đang là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Á, là khu vực tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Việt Nam là quốc gia được hưởng lợi từ việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu và tầng lớp trung lưu đang gia tăng nhanh chóng.

Các nhà đầu tư toàn cầu tiếp tục tăng cường đầu tư vào châu Á và Việt Nam là điểm đến đầu tư nổi bật trong tương lai ở châu Á, khi nỗ lực cải cách thị trường của cơ quan quản lý sẽ giúp các nhà quản lý quỹ toàn cầu tiếp cận Việt Nam dễ dàng hơn.

Tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài 

Các chuyên gia tài chính phân tích, hiện tại, hai tổ chức quốc tế xếp hạng TTCK quan trọng nhất là MSCI và FTSE Russell vẫn đang phân loại Việt Nam ở nhóm cận biên. Trong khi đó, các thị trường xung quanh như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines đã thuộc nhóm các thị trường mới nổi nhiều năm.

Có nhiều nguyên nhân cản trở quá trình nâng hạng của TTCK Việt Nam như: Hệ thống vận hành của thị trường chưa hoàn thiện, ảnh hưởng đến niềm tin nhà đầu tư nước ngoài; quy mô thị trường còn hạn chế do tiến trình cổ phần hóa và thoái vốn các doanh nghiệp nhà nước còn chậm; số lượng các sản phẩm trên thị trường chưa đa dạng; tính minh bạch, chuyên nghiệp chưa cao...

Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao và thực sự mong muốn tìm kiếm cơ hội đầu tư tại TTCK Việt Nam. Các vấn đề đặt ra đối với Việt Nam là cần tiếp tục thúc đẩy một thị trường vốn minh bạch, lành mạnh và tạo thuận lợi hơn nữa cho nhà đầu tư nước ngoài.

Nếu hai tổ chức quốc tế MSCI và FTSE Russell nâng hạng TTCK Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi dự kiến sẽ có dòng vốn hàng tỷ USD mua mới các cổ phiếu Việt Nam mỗi năm. Qua đó, ảnh hưởng tích cực đến quá trình cổ phần hóa tại các doanh nghiệp nhà nước. 

Chủ tịch UBCKNN Vũ Thị Chân Phương cho hay, những nỗ lực về sửa đổi pháp lý cũng như các giải pháp thực tiễn của Việt Nam trong thời gian qua đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho những nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào các thị trường vốn của Việt Nam.

Theo đánh giá chung từ các tổ chức xếp hạng, các định chế tài chính quốc tế lớn, Việt Nam đã có nhiều cải thiện và đạt được nhiều tiêu chí quan trọng. Tuy nhiên, hiện có hai nhóm vấn đề trọng yếu cần tập trung cải thiện và có những biện pháp tháo gỡ nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào TTCK trong thời gian tới, đó là: Yêu cầu ký quỹ trước giao dịch (prefunding) và giới hạn sở hữu nước ngoài. Cả hai vấn đề này đều cần có sự phối hợp thiết thực của các cơ quan, bộ, ngành có liên quan để tháo gỡ như Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Các nhà đầu tư nước ngoài nhìn nhận, để có thể được nâng hạng TTCK, Việt Nam cần triển khai mô hình đối tác bù trừ trung tâm đã được quy định trong Nghị định số 155/2020/NĐ-CP. Đồng thời phải công bố đầy đủ tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Áp dụng hạn chế tiếp cận và chỉ hạn chế tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đối với những ngành thực sự cần thiết.

Còn đối với vấn đề ký quỹ trước giao dịch, khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép thì giải pháp triển khai mô hình đối tác bù trừ trung tâm, trong đó ngân hàng lưu ký phải là thành viên bù trừ (bên cạnh các thành viên bù trừ là các công ty chứng khoán) là phương án tối ưu để xử lý vấn đề yêu cầu ký quỹ trước giao dịch. Nếu không khắc phục được vấn đề ký quỹ trước giao dịch thì mục tiêu nâng hạng của TTCK Việt Nam sẽ rất khó đạt được.

Đại diện UBCKNN cho biết, trong khi chờ mô hình đối tác bù trừ trung tâm, hiện cơ quan quản lý đang nghiên cứu các giải pháp trước mắt mang tính kỹ thuật để giảm thiểu các lo ngại của nhà đầu tư nước ngoài trong vấn đề ký quỹ trước giao dịch. Còn về lâu dài, mô hình đối tác bù trừ trung tâm phải được triển khai càng sớm càng tốt, trong đó các ngân hàng lưu ký cũng là thành viên bù trừ bên cạnh các công ty chứng khoán.

Các chuyên gia lưu ý, vai trò của các công ty chứng khoán, ngân hàng lưu ký và thanh toán là rất quan trọng trong việc vận hành TTCK. Việc nâng hạng TTCK sẽ giúp quy mô thị trường lớn hơn nhiều, do vậy hệ thống vận hành và các quy trình quản trị rủi ro của công ty chứng khoán cần được chuẩn bị tốt để đáp ứng các yêu cầu liên quan tới giao dịch.

Ngoài ra, UBCKNN cần tiếp tục tập trung hoàn thiện, vận hành hệ thống công nghệ thông tin mới cho TTCK; đa dạng hóa và gia tăng chất lượng các sản phẩm trên TTCK để thu hút nhà đầu tư nước ngoài; nghiên cứu phát triển các sản phẩm liên quan đến tăng trưởng xanh và phát triển bền vững...

NGUYỄN ANH VIỆT

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh

Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.

Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.

Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam

Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ

Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.

Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh

Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).

TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua

Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.