• Click để copy

Nền nhiệt ở Châu Âu đã tăng gấp hơn 2 lần so với mức trung bình toàn cầu

Tổ chức Khí tượng Thế giới -WMO thuộc Liên Hợp Quốc và Dịch vụ Biến đổi Khí hậu Copernicus của Liên minh Châu Âu cho biết: Khu vực Châu Âu đã chứng kiến ​​nhiệt độ trung bình tăng 0,5°C mỗi thập kỷ kể từ năm 1991.

Nhiệt độ ở Châu Âu đã tăng gấp hơn 2 lần so với mức trung bình toàn cầu trong ba thập kỷ qua, đây là mức tăng nhiệt nhanh nhất so với bất kỳ lục địa nào trên Trái đất.

Các sông băng ở dãy Alps đã đi lớp băng dày tới 30 mét từ năm 1997 đến năm 2021, trong khi băng ở Greenland đang tan chảy nhanh chóng và góp phần đẩy nhanh mực nước biển dâng. Năm 2021, Greenland đã trải qua thời kỳ băng tan kỷ lục và mưa lần đầu tiên được ghi nhận ở điểm cao nhất của thềm băng này.

Báo cáo của WMO cảnh báo, bất kể mức độ ấm lên toàn cầu trong tương lai như thế nào, nhiệt độ có thể sẽ tiếp tục tăng trên khắp Châu Âu với tốc độ vượt quá mức thay đổi nhiệt độ trung bình toàn cầu.

Greenland trải qua thời kỳ băng tan chảy kỷ lục và lượng mưa lần đầu tiên được ghi nhận tại điểm cao nhất của thềm băng này. Ảnh RTEGreenland trải qua thời kỳ băng tan chảy kỷ lục và lượng mưa lần đầu tiên được ghi nhận tại điểm cao nhất của thềm băng này. Ảnh RTE.

"Châu Âu thể hiện một bức tranh trực tiếp về một thế giới đang ấm lên và nhắc nhở chúng ta rằng ngay cả những quốc gia có sự chuẩn bị tốt cũng không an toàn trước tác động của những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt", người đứng đầu WMO Petteri Taalas cho biết.

WMO chia thế giới thành sáu khu vực, với khu vực Châu Âu bao gồm 50 quốc gia và một nửa Bắc Cực đang nóng lên nhanh chóng.

Trong Nam Cực, một lục địa nhưng nằm ngoài sáu khu vực do WMO xác định, chỉ có phần Tây bán đảo Nam Cực là có hiện tượng ấm lên nhanh chóng.

Báo cáo mới, được công bố trước Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc lần thứ 27 dự kiến ​​khai mạc tại Ai Cập vào ngày 6/11, đã xem xét tình hình ở Châu Âu cho đến nay.

Nghiên cứu cho thấy, năm 2021, các hiện tượng thời tiết và khí hậu có tác động lớn, chủ yếu là lũ lụt và bão, đã khiến hàng trăm người tử vong, ảnh hưởng trực tiếp đến hơn 0,5 triệu người và gây thiệt hại kinh tế hơn 50 tỷ USD trên toàn Châu Âu.

Tuy nhiên, báo cáo nêu bật một số mặt tích cực bao gồm thành công của nhiều nước Châu Âu trong việc cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Trên toàn EU, lượng khí thải nhà kính đã giảm gần 1/3 từ năm 1990 đến năm 2020 và khối này đã đặt mục tiêu giảm 55% phát thải ròng vào năm 2030.

Báo cáo chỉ ra rằng, Châu Âu là một trong những khu vực tiến bộ nhất về hợp tác xuyên biên giới hướng tới thích ứng với biến đổi khí hậu; ca ngợi việc triển khai các hệ thống cảnh báo sớm hàng đầu thế giới của Châu Âu, cung cấp sự bảo vệ cho khoảng 75% dân số, và các kế hoạch hành động về nhiệt độ của "lục địa già" đã cứu sống nhiều người.

Theo VTV.vn

Bài liên quan

Tin mới

Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin

Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.

Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện

Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.

Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?

Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.

TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng

Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.

Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao

Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.

Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B

Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.