Nền tảng cho kỷ nguyên phát triển
Sau 35 ngày làm việc, Kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV đã bế mạc. Đây là kỳ họp lịch sử với khối lượng nội dung công tác lập pháp nhiều nhất, thời gian dài nhất trong một kỳ họp của Quốc hội từ trước đến nay.
Tại kỳ họp lần này, Quốc hội đã thông qua 48 luật, nghị quyết đều thuộc các lĩnh vực quan trọng, then chốt gắn liền với yêu cầu đổi mới, hoàn thiện thể chế, tinh gọn tổ chức bộ máy của đất nước. Đặc biệt, Quốc hội đã thảo luận và thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tạo cơ sở pháp lý cho việc đổi mới, sắp xếp bộ máy chính quyền địa phương hai cấp, phát huy tối đa nguồn lực, phục vụ quốc kế dân sinh, bảo vệ và phát triển đất nước.
![]() |
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ chín. Ảnh: TTXVN |
Trong gần 80 năm lập pháp, Đảng, Nhà nước ta luôn nhận thức sâu sắc vai trò của thể chế, pháp luật và đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách phù hợp với từng giai đoạn phát triển của lịch sử đất nước. Bên cạnh thành tựu đạt được còn bộc lộ không ít hạn chế, "điểm nghẽn" về thể chế mà Tổng Bí thư Tô Lâm nhiều lần đề nghị cần sớm khai thông, giúp đất nước phát triển nhanh, bền vững.
Kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV đã đổi mới mạnh mẽ về tư duy lập pháp thông qua hàng loạt quyết sách quan trọng mang tính "bước ngoặt", nhất là phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho địa phương theo phương châm "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm", gắn với không gian phát triển mới ở từng địa bàn, chuyển từ tư duy quản lý sang khơi thông nguồn lực, giải phóng mọi tiềm năng, lợi thế để đất nước ngày càng phát triển nhanh, bền vững.
Năm 2025 có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện thành công nhiệm vụ của nhiệm kỳ 2021-2026, nhất là vận hành chính quyền địa phương hai cấp trong những ngày tới đòi hỏi việc triển khai, thi hành luật càng phải đồng bộ, mau lẹ, rộng khắp trong mọi tầng lớp nhân dân, tổ chức chính trị-xã hội.
Chính phủ, bộ, ngành, địa phương cần phải sớm cụ thể hóa hơn nữa các nghị quyết, các luật được Quốc hội thông qua bằng những nghị định, thông tư ngay sau kỳ họp, giúp tháo gỡ mau chóng những bất cập, hạn chế, vướng mắc trong quá trình thi hành luật, giúp chính quyền địa phương hai cấp vận hành ổn định, trơn tru từ ngày 1-7. Bên cạnh đó, việc giám sát thực thi pháp luật, đóng góp để các quyết sách sớm đi vào cuộc sống một cách hiệu quả, thiết thực cũng cần được toàn thể đồng bào và cử tri cả nước quan tâm, hưởng ứng.
Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng nòng cốt trong bảo vệ Tổ quốc càng phải quán triệt, nêu cao phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ trong thi hành pháp luật. Ngoài quán triệt, thực hiện hiệu quả 11 luật liên quan đến lĩnh vực quân sự, quốc phòng và các luật, nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua, cán bộ, chiến sĩ cũng cần không ngừng nâng cao trình độ văn hóa pháp lý, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, những điểm chưa phù hợp trong tổ chức và vận hành bộ máy nhà nước, chính quyền địa phương để tham mưu, hiến kế, giúp Đảng, Nhà nước không ngừng hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật Việt Nam đồng bộ, khơi thông mọi tiềm năng, lợi thế, đóng góp cho công cuộc phát triển đất nước.
Xây dựng hệ thống pháp luật nước ta ngày càng hoàn thiện, nhất là những quy định, chính sách về quân sự, quốc phòng; quy định của chính quyền các cấp nơi đơn vị đứng chân; giúp các quyết sách trở thành nền tảng quan trọng cho tăng trưởng và cạnh tranh của quốc gia; góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân ngày càng vững mạnh; xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại trong thời gian tới.
QĐND
Tin mới
Hà Nội: Kiên quyết giữ vững trật tự, an toàn giao thông từ cơ sở
Chủ động nắm tình hình, xây dựng phương án cụ thể và tổ chức lực lượng tuần tra kiểm soát khép kín địa bàn, lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) đang triển khai quyết liệt nhiều giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn huyện Đan Phượng.
Thanh Hóa: Bắt 3 đối tượng cầm đầu, thu hơn 5kg ma túy và súng quân dụng
Ngày 27-6, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, vừa triệt phá đường dây mua bán trái phép chất ma túy từ Hà Nội về Thanh Hóa tiêu thụ.
Lâm Đồng khởi tố vụ án liên quan đến Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2025
Ngày 27-6, Công an tỉnh Lâm Đồng đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước; chiếm đoạt bí mật nhà nước” xảy ra trong thời gian thi môn Ngữ văn, Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2025 tại Hội đồng thi Trường THPT Thăng Long, thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng.
TP Hồ Chí Minh: Một quyết định nhân văn và kịp thời trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Ngày 27-6, hơn 99.500 thí sinh tại TP Hồ Chí Minh đã hoàn thành Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Kỳ thi diễn ra nghiêm túc, an toàn.
Bộ Giáo dục và Đào tạo lý giải về độ khó của đề thi
Chiều 27-6, ngay sau khi kết thúc môn thi cuối cùng của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã tổ chức buổi họp báo thông tin về kỳ thi. Thứ trưởng Thường trực Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng ban Chỉ đạo thi quốc gia chủ trì buổi họp.
TP Hồ Chí Minh: Nét đẹp tình nguyện viên tiếp sức mùa thi
Tại 171 địa điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025 trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, lực lượng sinh viên đã tích cực triển khai nhiều hoạt động tiếp sức mùa thi góp phần cổ vũ, động viên các thí sinh tự tin hoàn thành tốt các môn thi.