• Click để copy

Nga và Saudi Arabia cùng tuyên bố tiếp tục cắt giảm sản lượng dầu

Ngày 3-7, Saudi Arabia và Nga, hai nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, đều tuyên bố cắt giảm sâu sản lượng để vực dậy giá dầu trước những lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu và khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tiếp tục tăng lãi suất.

Theo Reuters, trong tuyên bố đưa ra ngày 3-7, Saudi Arabia khẳng định nước này sẽ gia hạn việc cắt giảm sản lượng dầu 1 triệu thùng/ngày thêm một tháng, nghĩa là đến tháng 8 tới. Theo đó, sản lượng dầu của quốc gia vùng Vịnh này trong tháng 7 và tháng 8 sẽ còn khoảng 9 triệu thùng/ngày, mức thấp nhất kể từ năm 2011. Thông báo của Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia-Hoàng tử Abdulaziz bin Salman nêu rõ việc cắt giảm có thể tiếp tục kéo dài.

Cùng ngày, Nga cũng cho biết nước này sẽ tiếp tục cắt giảm xuất khẩu 500 nghìn thùng/ngày trong tháng 8 như một phần của nỗ lực bảo đảm cân bằng thị trường dầu mỏ thế giới. Đây là những động thái mới nhất của các nước thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đối tác (OPEC+) nhằm ổn định thị trường "vàng đen".

 Các bể chứa và đường ống dẫn dầu tại Nhà máy lọc dầu Ras Tanura của Tập đoàn Saudi Aramco ở Saudi Arabia. Ảnh: Reuters

 Các bể chứa và đường ống dẫn dầu tại Nhà máy lọc dầu Ras Tanura của Tập đoàn Saudi Aramco ở Saudi Arabia. Ảnh: Reuters

Trước đó, hồi tháng 6, quốc gia xuất khẩu dầu số 1 thế giới Saudi Arabia đã tuyên bố cắt giảm sản lượng của nước này thêm 1 triệu thùng/ngày trong tháng 7, nâng tổng sản lượng cắt giảm của OPEC+ từ tháng 10 năm ngoái lên tới gần 4,7 triệu thùng/ngày. Tuy nhiên, động thái cắt giảm sản lượng của Saudi Arabia đã không giúp thị trường dầu phục hồi như kỳ vọng.

Theo các nhà phân tích, động thái cắt giảm sản lượng của Saudi Arabia đã nhanh chóng bị lu mờ bởi những nỗi lo về đà phục hồi của nền kinh tế. Suy thoái kinh tế đang đe dọa cả Mỹ và châu Âu, trong khi tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đang chững lại. Tất cả yếu tố này đã kéo giá dầu đi xuống.

Ông Robert Halver, chuyên gia phân tích thị trường vốn tại Ngân hàng Baader Bank  có trụ sở ở Đức cho biết: “Sau quyết định của Saudi Arabia, giá dầu cũng có tăng nhưng không đáng kể. Trong quá khứ đã có những đợt cắt giảm sản lượng mạnh tay hơn nhiều và có tác động thật sự trong việc tăng giá dầu. Nhưng hiện nay, kinh tế toàn cầu đang rất yếu nên những đợt cắt giảm sản lượng này chẳng ăn thua gì”.

Đây chính là nguyên nhân Saudi Arabia quyết định tiếp tục gia hạn việc cắt giảm sản lượng đến tháng 8. Viktor Katona, Trưởng bộ phận phân tích dầu thô tại công ty Kpler cho rằng: “Đối mặt với niềm tin suy giảm của các nhà đầu tư và những giao dịch ngày càng co hẹp, Saudi Arabia hầu như không có lựa chọn nào khác ngoài việc gia hạn cắt giảm sản lượng dầu”.

Ổn định và cân bằng thị trường dầu mỏ là một trong những trụ cột chính trong chiến lược năng lượng của Saudi Arabia. Quốc gia này vẫn luôn nhấn mạnh họ sẵn sàng làm mọi thứ để bình ổn thị trường dầu. Nhưng rất có thể bước đi cắt giảm sản lượng mới nhất sẽ khiến Saudi Arabia phải trả một cái giá không nhỏ. Với bước đi cắt giảm thêm 1 triệu thùng/ngày, giá dầu phải tăng thêm 10USD/thùng thì mới đủ giúp Saudi Arabia bù đắp nguồn thu bị hụt mất do cắt giảm sản lượng. Theo một số trang báo, giới chức Saudi Arabia mới đây cũng phải thừa nhận sự biến động của giá dầu có thể sẽ không như mong đợi của Bộ trưởng Năng lượng nước này-Hoàng tử Abdulaziz Bin Salman.

Một số trang báo đã gọi bước đi cắt giảm sản lượng mới nhất của Saudi Arabia là một canh bạc, có thể phản tác dụng. Saudi Arabia có thể đang tự làm đánh mất đi thị phần của mình trên thị trường dầu, đặc biệt trong bối cảnh một số khách hàng tiêu thụ dầu lớn của châu Á nay quay sang tìm kiếm những nguồn dầu giá rẻ từ Tây Phi, Nga hay Iran.

HÙNG HÀ

Bài liên quan

Tin mới

15.061 ô tô nguyên chiếc nhập khẩu trong tháng 8-2024
15.061 ô tô nguyên chiếc nhập khẩu trong tháng 8-2024

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 8-2024 số lượng ô tô nguyên chiếc các loại đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu giảm 12,6% (tương ứng giảm 2.172 chiếc) so với lượng nhập của tháng trước.

Bình Dương phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030
Bình Dương phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030

Chiều 19-9, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo, thông tin về lễ công bố quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, cùng các hoạt động xúc tiến đầu tư.

Tái thiết di sản kiến trúc - cảnh quan đáp ứng phát triển bền vững
Tái thiết di sản kiến trúc - cảnh quan đáp ứng phát triển bền vững

Một trong những xu hướng phổ biến của lĩnh vực kiến trúc hiện nay là tái thiết di sản kiến trúc-cảnh quan, chuyển đổi công năng, trở thành những công trình văn hóa-nghệ thuật công cộng, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người dân, đồng thời tạo sản phẩm mới của công nghiệp văn hóa, gia tăng hiệu quả kinh tế. Tìm hiểu về vấn đề này, phóng viên Báo Quân đội nhân dân có cuộc trò chuyện với nhà nghiên cứu, kiến trúc sư (KTS) Vũ Hiệp.

Tính ưu việt của mô hình đầu tư công - quản trị tư
Tính ưu việt của mô hình đầu tư công - quản trị tư

Mô hình đầu tư công-quản trị tư có thể được xem là một giải pháp nhằm tháo gỡ phần nào những khó khăn của tái thiết kiến trúc-cảnh quan trở thành công trình văn hóa-nghệ thuật. Nhiều chuyên gia cho rằng cần mạnh dạn thử nghiệm ở một số dự án nhỏ, rút kinh nghiệm cho mô hình còn khá mới mẻ này.

Tặng thưởng 25 tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật
Tặng thưởng 25 tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật

Tối 19-9, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức lễ trao tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2023.

Tinh túy văn hóa giao tiếp của người Bắc Ninh xưa
Tinh túy văn hóa giao tiếp của người Bắc Ninh xưa

Thời Minh Mạng, tỉnh Bắc Ninh được thành lập bao gồm cả tỉnh Bắc Giang và một phần đất Hà Nội cùng Vĩnh Phúc ngày nay. Đây là mảnh đất địa linh, nhân kiệt, gắn liền với nền văn minh sông Hồng và cũng là vùng nổi tiếng bởi văn hóa giao tiếp với nhiều tinh túy.