Ngăn chặn buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật qua biên giới
Lợi dụng tuyến biên giới, các đối tượng buôn lậu, vận chuyển trâu bò qua biên giới Campuchia vào Đồng Tháp. Để ngăn chặn tình trạng này, thời gian qua các phòng nghiệp vụ và Công an huyện, thành phố biên giới, tỉnh Đồng Tháp tăng cường công tác đấu tranh, ngăn chặn.
Cổng TTĐT Bộ Công An cho biết, thời gian qua, lợi dụng tuyến biên giới, các đối tượng buôn lậu, vận chuyển trâu bò qua biên giới Campuchia vào Đồng Tháp. Sự vụ xảy ra mới đây vào lúc 20 giờ 40 phút ngày 8/10/2024, Tổ công tác gồm: Phòng Cảnh sát kinh tế phối hợp Công an huyện Tân Hồng, Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Dinh Bà và Chi cục chăn nuôi thú y và thủy sản phát hiện ông Nguyễn Văn Tý, sinh năm 1981, ngụ huyện Tân Hưng, tỉnh Long An điều khiển xe ô tô tải chở 06 con bò trọng lượng khoảng 600 ký, đi từ hướng xã Hưng Điền B, huyện Tân Hưng về đến ấp Long Sơn, xã Thông Bình, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp. Tổ đã tiến hành kiểm tra, nhưng ông Tý không xuất trình được bất kỳ giấy tờ nào liên quan đến số động vật trên, tổ đã tiến hành lập biên bản và bàn giao cho cơ quan chuyên môn xác minh làm rõ, xử lý theo quy định.
Về phương thức thủ đoạn của các đối tượng buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật qua biên giới, Thượng tá Võ Thành Long- Phó Trưởng Công an huyện Tân Hồng cho biết: “Các đối tượng lén lút nhập lậu trâu bò, lợn, gia cầm qua biên giới vào địa bàn huyện Tân Hưng, tỉnh Long An, sau đó vận chuyển qua địa bàn Tân Hồng không có giấy phép kiểm dịch đi tiêu thụ. Hoặc lợi dụng các đường mòn, lối mở ở khu vực biên giới Đồng Tháp - Campuchia lén lút vận chuyển nhỏ lẻ trâu bò, lợn, gia cầm vào Tân Hồng sau đó hợp thức hóa nuôi và kiểm dịch, sau đó vận chuyển đi tiêu thụ.”
Từ khi triển khai đợt cao điểm đến nay, Phòng Cảnh sát kinh tế đã phối hợp với Công an các huyện, thành phố có địa bàn tiếp giáp với tuyến biên giới Campuchia trao đổi thông tin với lực lượng biên phòng, Hải quan nắm chặt tình hình xuất nhập khẩu, mua bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trái phép đấu tranh, triệt xóa.
Số động vật vận chuyển trái phép bị lực lượng chức năng bắt giữ. |
Còn ở nội địa, Trung tá Trần Văn Kha - Đội trưởng, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường (Phòng Cảnh sát kinh tế), Công an Đồng Tháp thông tin: “Phối hợp Công an các huyện, thành phố vận động, tuyên truyền đến những cơ sở tập trung giết mổ, đến các đối tượng vận chuyển thuê gia súc từ Campuchia về Việt Nam, không thực hiện giết mổ động vật không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch thú y và cam kết không tham gia chăn dắt trâu bò, heo nhập lậu thuê cho các đối tượng đầu nậu từ Campuchia về Việt Nam.”
Tính từ khi triển khai đợt cao điểm phòng ngừa, đấu tranh, xử lý hoạt động mua bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trái phép qua biên giới; hoạt động giết mổ động vật không đúng quy định trên địa bàn tuyến biên giới tỉnh từ ngày 25/8/2024 đến ngày 25/10/2024, Công an toàn tỉnh đã phát hiện, tạm giữ 27 trâu bò.
Do đặc thù người dân hai bên biên giới chăn nuôi, trồng trọt, qua lại biên giới mua bán, thêm vào đó, mùa nước, người dân rãnh rỗi. Các đối tượng sẽ lợi dụng thuê mướn người dân địa phương, vận chuyển lén lút trâu bò, heo qua các đường mòn, lối mở từ Campuchia về Việt Nam, sau đó đem đi các nơi tiêu thụ. Hiện nay giá cả trâu bò, heo… phía Campuchia hiện nay rẻ so với Việt Nam, dự báo thời gian tới, tình hình nhập lậu trâu bò, heo qua biên giới Campuchia về Việt Nam sẽ diễn biến phức tạp.
Thời gian tới, Phòng Cảnh sát kinh tế tiếp tục tăng cường phối hợp với các lực lượng chức năng phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn liên quan hoạt động mua bán động vật, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trái phép qua biên giới, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có chứng nhận kiểm dịch, tập trung đấu tranh, ngăn chặn xử lý kịp thời nhằm kéo giảm tình hình nhập lậu, giết mổ heo, trâu, bò không rõ nguồn gốc trên tuyến biên giới.
Ngoài biện pháp nghiệp vụ của lực lượng Công an. Đề nghị mọi người dân trên tuyến biên giới không tiếp tay và tham gia tố giác đối tượng buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật qua biên giới cho cơ quan chức năng, góp phần ổn định tuyến biên giới.
Trước đó, nhằm tăng cường vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật qua biên giới vào Việt Nam, ngày 31/1/2024, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Công điện số 12/CĐ-TTg yêu cầu tăng cường ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, giống vật nuôi và thủy sản qua biên giới vào Việt Nam.
Trong Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ, Phó Thủ tướng yêu cầu: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quốc phòng, Công an, Tài chính, Công Thương, Thông tin và Truyền thông và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, nêu: Ngày 06 tháng 12 năm 2023, Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị về việc ngăn chặn nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát tốt dịch bệnh, phát triển chăn nuôi bền vững, đảm bảo nguồn cung thực phẩm. Tuy nhiên, theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thời gian qua tình trạng buôn lậu, vận chuyển trái phép trâu, bò, lợn, gia cầm, tôm hùm giống qua biên giới vào Việt Nam diễn ra phức tạp, đặc biệt là khu vực các tỉnh phía Nam giáp biên giới với Campuchia và Lào, làm gia tăng nguy cơ xâm nhiễm, lây lan các loại dịch bệnh nguy hiểm như bệnh Lở mồm long móng, Viêm da nổi cục, Dịch tả lợn Châu Phi, Tai xanh, Cúm gia cầm thể độc lực cao và các loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác, nguy cơ ảnh hưởng đến chăn nuôi trong nước, sức khỏe người dân.
Công điện cũng yêu cầu Bộ Công Thương chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường tăng cường các biện pháp kiểm soát thị trường, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, giống vật nuôi và thủy sản không rõ nguồn gốc trên thị trường theo đúng quy định.
Ban Chỉ đạo 389 quốc gia tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc Ban chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương triển khai các biện pháp phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, trong đó chống nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, giống vật nuôi, thủy sản qua biên giới theo quy định.
Tin mới
Ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
Sáng 12-11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, ngành giáo dục và đào tạo Thủ đô tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành (1954-2024) và 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11-1982/20-11-2024); đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Chính phủ đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân
Chiều 12-11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trả lời chất vấn, báo cáo làm rõ các vấn đề liên quan đến điều hành của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn trước Quốc hội.
Báo chí và mạng xã hội: Cạnh tranh hay hợp tác?
Đại biểu Hoàng Đức Thắng (đoàn Quảng Trị) nêu quảng cáo là nguồn thu quan trọng của báo chí và trận địa cạnh tranh khốc liệt giữa báo chí với mạng xã hội, nhưng báo chí đang lép vế và thua trên sân nhà với 80% doanh thu quảng cáo "chảy" về mạng xã hội.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Đến tháng 6-2025, phủ sóng di động tất cả những vùng lõm sóng
Không có sóng di động ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người dân. Chính vì vậy, chất vấn Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, nhiều đại biểu quan tâm tới các giải pháp xóa vùng lõm sóng viễn thông.
Hội nghị liên tịch giữa Bộ CHQS tỉnh Kon Tum và Bộ CHQS tỉnh Attapeu (Lào)
Sáng 12-11, tại Bộ CHQS tỉnh Kon Tum đã diễn ra Hội nghị liên tịch thường niên lần thứ XIX năm 2024 giữa Bộ CHQS tỉnh Kon Tum và Bộ CHQS tỉnh Attapeu (Lào). Đại tá Nguyễn Thế Vinh, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Kon Tum và Thiếu tướng Xokxay Phimmala, Chỉ huy trưởng Chính trị Bộ CHQS tỉnh Attapeu (Lào) đồng chủ trì hội nghị.
Kinh doanh giầy giả, Hộ kinh doanh bị xử phạt 16 triệu đồng
Đội QLTT số 2 Cục QLTT tỉnh Hải Dương vừa tổ chức giám sát việc tiêu huỷ 97 đôi giầy thể thao giả mạo nhãn hiệu “Adidas và hình” là tang vật trong vụ việc buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu.