• Click để copy

Ngân hàng Thế giới dự kiến, năm 2022 GDP của Việt Nam tăng trưởng 7,5%

Ngân hàng Thế giới (WB) dự kiến, GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng 7,5% trong năm 2022 và 6,7% trong năm 2023.

Chiều ngày 8/8 tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam tổ chức buổi công bố Báo cáo Điểm lại cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam ấn phẩm tháng 8 năm 2022 với tựa đề “Giáo dục để tăng trưởng”.

Theo đó, báo cáo đề cập tới những diễn biến mới nhất của nền kinh tế Việt Nam, đưa ra những dự báo về triển vọng ngắn hạn và trung hạn của nền kinh tế; cũng như những nhận định về rủi ro nội tại và bên ngoài liên quan đến triển vọng tăng trưởng của Việt Nam. WB dự kiến, GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng 7,5% trong năm 2022 và 6,7% trong năm 2023.

Toàn cảnh buổi họp báo. Ảnh: WB Việt Nam.

Toàn cảnh buổi họp báo. Ảnh: WB Việt Nam.

Cũng trong báo cáo này, nội dung "Giáo dục để tăng trưởng" được đặc biệt nhấn mạnh. Để trả lời cho câu hỏi Việt Nam cần những chuyển đổi gì trong giáo dục đại học để tạo ra lực lương lao động có kỹ năng và trình độ giúp Việt Nam chuyển đổi thành nền kinh tế có thu nhập trung bình cao vào năm 2035. Bà Carolyn  Turk - Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam ghi nhận rằng: “Môi trường kinh tế toàn cầu đang trở nên thách thức hơn sau hai năm khủng hoảng của đại dịch COVID-19. Các cú sốc kinh tế mới đang làm gia tăng bất định và phủ bóng đen lên nền kinh tế toàn cầu”.

Cụ thể như cuộc chiến của Nga và Ukraine dự báo sẽ làm chậm quá trình phục hồi kinh tế ở nhiều quốc gia và dấy lên nỗi ám ảnh về lạm phát tại các quốc gia phát triển, dẫn đến điều kiện huy động vốn thắt chặt trên các thị trường tài chính toàn cầu hay việc kiểm soát sự lây lan biến thể Omicron của COVID-19 tại Trung Quốc khiến cho triển vọng tăng trưởng yếu đi và làm gián đoạn các chuỗi giá trị toàn cầu... , khiến cho tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022 hiện được dự báo chỉ đạt 2,9%. Mặc dù môi trường toàn cầu có nhiều thách thức, nhưng triển vọng của nền kinh tế Việt Nam vẫn thuận lợi căn cứ theo những tín hiệu có cơ sở đã được dự báo từ trước.

Dự kiến, GDP sẽ tăng trưởng 7,5% trong năm 2022 và 6,7% trong năm 2023, khi các hoạt động kinh tế tiếp tục quay lại trạng thái bình thường.

Theo bà Dorsati Madani - Chuyên gia kinh tế cao cấp của WB nhận định, bất chấp những cú sốc và tình trạng bất định gia tăng gần đây, nền kinh tế Việt Nam vẫn đang trên lộ trình phục hồi.

Quá trình phục hồi của khu vực dịch vụ, đến nay vẫn đi sau - dự kiến sẽ được đẩy mạnh do người tiêu dùng trong nước tăng chi tiêu để thỏa mãi các nhu cầu bị dồn nén và số lượt khách du lịch quốc tế phục hồi.

Trong khi đó, sản xuất công nghiệp dự kiến sẽ chững lại do sức cầu bên ngoài yếu đi. Lạm phát được dự báo sẽ tăng đến 4% vào năm 2023, trước khi chững lại còn 3,3% trong năm 2024, khi các cú sốc về cung tiêu tan.

Về kinh tế đối ngoại, tài khoản vãng lai dự kiến quay lại mức thặng dư nhỏ (0,2 - 0,6% GDP) trong trung hạn nhờ xuất khẩu hàng hóa vẫn đứng vững, du lịch quốc tế phục hồi và nguồn kiều hối dồi dào.

Để nền kinh tế Việt Nam duy trì được triển vọng tích cực trước sự gia tăng của rất nhiều rủi ro hiện hữu như giá cả hàng hóa thế giới, nhất là giá năng lượng đẩy nguy cơ lạm phát lên cao, các ngân hàng phải đối mặt với rủi ro tài chính khi chính sách tiền tệ tiếp tục có được nới lỏng và chính sách tài khóa lại đi theo hướng thu hẹp trong 6 tháng đầu năm 2022..., các cấp có thẩm quyền phải chủ động có những biện pháp và chính sách để cân bằng giữa nhu cầu tiếp tục chính sách hỗ trợ nhằm củng cố quá trình phục hồi với nhu cầu kiềm chế lạm phát và rủi ro tài chính đang phát sinh.

Báo cáo của WB cũng ghi nhận, trước những rủi ro về lạm phát gia tăng đòi hỏi phải có chính sách tiền tệ linh hoạt hơn và rủi ro tài chính phát sinh cũng cần được chủ động quản lý để nâng cao khả năng chống chịu của hệ thống ngân hàng.

Bên cạnh đó, điều quan trọng là cần tăng cường chiều sâu những cải cách cơ cấu nhằm hỗ trợ cho tiềm năng tăng trưởng trong trung hạn, giúp cho nền kinh tế phát triển bao trùm hơn với khả năng chống chịu cao hơn.

Cải cách tài khóa cần tập trung vào ổn định huy động thu thông qua cải cách chính sách thuế và nâng cao hiệu suất chi tiêu nhằm mở rộng dư địa tài khóa để chi cho các mục tiêu xã hội, khí hậu và các mục tiêu phát triển khác của Việt Nam.

Khuyến khích tăng đầu tư công và đầu tư tư nhân cho thích ứng khí hậu, bao gồm tại các khu vực quan trọng như Đồng bằng sông Cửu Long là cách để giúp nền kinh tế Việt Nam nâng cao khả năng chống chịu. Song song với đó là chính sách hướng tới mục tiêu trung hòa carbon của Việt Nam - bao gồm phát triển năng lượng tái tạo và định giá carbon, qua đó cũng có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trên các thị trường về công nghệ và sản phẩm xanh đang phát triển.

Minh An (T/h)

Bài liên quan

Tin mới

Để Đà Nẵng trở thành trung tâm về vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo
Để Đà Nẵng trở thành trung tâm về vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo

Đà Nẵng nằm ở vị trí trung tâm và là thành phố lớn nhất khu vực miền Trung-Tây Nguyên, có nhiều thuận lợi để trở thành trung tâm công nghệ cao của cả nước với trọng tâm là vi mạch bán dẫn.

15.061 ô tô nguyên chiếc nhập khẩu trong tháng 8-2024
15.061 ô tô nguyên chiếc nhập khẩu trong tháng 8-2024

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 8-2024 số lượng ô tô nguyên chiếc các loại đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu giảm 12,6% (tương ứng giảm 2.172 chiếc) so với lượng nhập của tháng trước.

Bình Dương phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030
Bình Dương phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030

Chiều 19-9, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo, thông tin về lễ công bố quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, cùng các hoạt động xúc tiến đầu tư.

Tái thiết di sản kiến trúc - cảnh quan đáp ứng phát triển bền vững
Tái thiết di sản kiến trúc - cảnh quan đáp ứng phát triển bền vững

Một trong những xu hướng phổ biến của lĩnh vực kiến trúc hiện nay là tái thiết di sản kiến trúc-cảnh quan, chuyển đổi công năng, trở thành những công trình văn hóa-nghệ thuật công cộng, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người dân, đồng thời tạo sản phẩm mới của công nghiệp văn hóa, gia tăng hiệu quả kinh tế. Tìm hiểu về vấn đề này, phóng viên Báo Quân đội nhân dân có cuộc trò chuyện với nhà nghiên cứu, kiến trúc sư (KTS) Vũ Hiệp.

Tính ưu việt của mô hình đầu tư công - quản trị tư
Tính ưu việt của mô hình đầu tư công - quản trị tư

Mô hình đầu tư công-quản trị tư có thể được xem là một giải pháp nhằm tháo gỡ phần nào những khó khăn của tái thiết kiến trúc-cảnh quan trở thành công trình văn hóa-nghệ thuật. Nhiều chuyên gia cho rằng cần mạnh dạn thử nghiệm ở một số dự án nhỏ, rút kinh nghiệm cho mô hình còn khá mới mẻ này.

Tặng thưởng 25 tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật
Tặng thưởng 25 tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật

Tối 19-9, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức lễ trao tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2023.