• Click để copy

Ngành rau quả đón tín hiệu tích cực cho xuất khẩu 2023

Trong quý 1/2023, xuất khẩu rau quả ước đạt gần 1 tỷ USD, tăng 7% so cùng kỳ 2022. Ngành rau quả phát tín hiệu tốt cho xuất khẩu trong năm 2023, sau xuất khẩu lúa gạo.

Số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, trong quý 1/2023 xuất khẩu rau quả đạt 982 triệu USD, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu nông sản chính của Việt Nam, chiếm đến 57,5% và tiếp đến là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam nhận định: Quý 2/2023 xuất khẩu rau quả sẽ tiếp tục có nhiều thuận lợi. “Khi trái sầu riêng được xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc, thị trường này vẫn liên tục đặt hàng sầu riêng. Trong 3 tháng đầu năm 2023, sầu riêng Việt Nam chưa vào chính vụ nên chỉ xuất khẩu cầm chừng sang thị trường này. Từ tháng 4 trở đi, sầu riêng vào thời điểm chính vụ, hàng hoá dồi dào, bắt đầu đáp ứng các đơn hàng.

Cùng đó, mít, chuối và thanh long là các nông sản chính sẽ đưa kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường Trung Quốc, đạt ít nhất là 2,5 tỷ USD trong năm nay. Điều này cho thấy ngành rau quả đang có triển vọng lớn tại thị trường này”, theo ông Nguyên.

dddNgành rau quả phát tín hiệu tốt cho xuất khẩu trong năm 2023, sau xuất khẩu lúa gạo. (Ảnh minh họa)

Liên quan đến thị trường hoa quả, ngày 19/4, tại buổi làm việc với Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ Thomas Vilsack, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đề nghị Mỹ sớm mở cửa cho trái dừa và chanh leo xuất khẩu sang thị trường này. Nếu hai loại trái cây này được xuất khẩu sang Mỹ trong thời gian tới sẽ đưa số lượng trái cây xuất khẩu sang thị trường này lên con số 9. Hiện có 7 loại nông sản được phép xuất khẩu sang thị trường Mỹ là xoài, nhãn, vải, thanh long, chôm chôm, vú sữa và bưởi da xanh. Đối với thị trường Úc, hiện có 4 loại trái cây tươi của Việt Nam xuất khẩu sang đây bao gồm xoài, nhãn, vải thiều, thanh long. Việt Nam đang đàm phán để chanh leo và bưởi được xuất sang thị trường này. Với thị trường New Zealand, đang có 3 loại trái cây được phép xuất khẩu là xoài, chôm chôm, thanh long.

Đánh giá về xu hướng xuất khẩu rau quả trong thời gian tới, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho rằng: Người tiêu dùng đang dần chuyển sang sử dụng các sản phẩm rau quả chế biến. Điều này thể hiện rõ khi trong tất cả các sản phẩm rau quả xuất khẩu, thì rau quả chế biến chiếm tỷ trọng đáng kể. Theo đó, trong năm 2022, rau củ quả chế biến chiếm 1/3 lượng kim ngạch, quý 1/2023, tỷ lệ này cũng giữ được vị thế.

Đánh giá lợi thế khi xuất khẩu rau quả chế biến, Tổng giám đốc Công ty CP Thực phẩm G.C Nguyễn Văn Thứ cho rằng, việc đầu tư, phát triển ngành rau quả theo hướng chế biến, không chỉ giúp kiểm soát chi phí, hạ giá thành sản phẩm, mà còn nâng giá trị hàng hóa lên gấp 3 - 4 lần so với hàng tươi. Đặc biệt, chế biến nông sản còn giúp tăng thời gian bảo quản nông sản, giải thoát tình trạng dư thừa cục bộ nguồn cung.

“Ngành hàng này cần nguồn vốn lớn, thiết bị và công nghệ hiện đại nên không phải DN nào cũng có đủ năng lực. Hiện nay, Việt Nam vẫn xuất khẩu chủ yếu ở dạng trái cây tươi, khó vận chuyển xa, do không thể bảo quản được lâu. Các công nghệ sấy bằng điện lạnh đang là xu hướng mới mang lại chất lượng sản phẩm cao hơn với chi phí sản xuất thấp, thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, cần chiến lược xây dựng thương hiệu song song với xây dựng vùng sản xuất chuyên canh tập trung, quy mô lớn dựa theo tín hiệu thị trường”, ông Thứ cho biết.

Hiện có 7 loại nông sản được phép xuất khẩu sang thị trường Mỹ là xoài, nhãn, vải, thanh long, chôm chôm, vú sữa và bưởi da xanh.Hiện có 7 loại nông sản được phép xuất khẩu sang thị trường Mỹ là xoài, nhãn, vải, thanh long, chôm chôm, vú sữa và bưởi da xanh

Để đẩy mạnh xuất khẩu rau quả trong năm 2023, đại diện Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho rằng, một trong những yêu cầu quan trọng nhất là phải nhanh chóng thích nghi và đáp ứng các yêu cầu mới về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm; đăng ký DN xuất khẩu theo quy định của từng quốc gia; mở rộng cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói nhiều mặt hàng...

“Vấn đề quan trọng hiện nay đối với ngành hàng là nâng cao chất lượng sản phẩm, thực hiện truy xuất nguồn gốc để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của từng thị trường. Chính phủ, các bộ, ngành cần hỗ trợ địa phương quy hoạch khu chế biến và có chính sách khuyến khích đầu tư; hỗ trợ về nguồn vốn cũng như chuyển giao công nghệ… Ðặc biệt, cần có các hỗ trợ về vốn, kết nối giữa nông dân và doanh nghiệp xây dựng mô hình liên kết hiệu quả và bền vững tại vùng nguyên liệu”, đại diện Hiệp hội Rau quả Việt Nam thông tin.

Theo Cục trưởng Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Quốc Toản, các DN cần tận dụng lợi thế đang có để tạo sức bật cho ngành rau quả, nhất là khi thị trường Trung Quốc mở cửa trở lại.

Đây là cơ hội để tổ chức phát triển ngành hàng rau quả của Việt Nam theo hướng hiện đại, chất lượng, an toàn, bền vững và liên kết chặt chẽ từ khâu sản xuất đến thị trường tiêu thụ, từ đó, nâng cao hiệu quả và nâng tầm giá trị rau quả của Việt Nam.

Minh An (Th)

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh

Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.

Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.

Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam

Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ

Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.

Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh

Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).

TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua

Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.