Ngày Sách Việt Nam (21/4)
Ngày 21/4 hằng năm được lựa chọn là ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam. Đây là thời điểm các hoạt động tuyên truyền, vận động người dân nâng cao tinh thần đọc sách được diễn ra sôi nổi. Hãy cùng Tạp chí QLTT tìm hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày này qua bài viết dưới đây nhé!
Lịch sử của “Ngày hội đọc sách” được ra đời từ hơn 80 năm trước ở Tây Ban Nha, vào ngày 23/4, người ta yêu mến tặng nhau những cuốn sách kèm theo những đóa hoa hồng và bất cứ ai mua sách sẽ được tặng kèm theo một bông hồng đẹp. Từ đó hằng năm, truyền thống tốt đẹp này được người Tây Ban Nha phát triển thành “Ngày hội đọc sách” trên các đường phố. Sau đó hoạt động văn hóa có ý nghĩa này lan rộng ra nhiều nước ở Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Á, Châu Phi dưới nhiều hình thức như: Tuần lễ đọc sách, Ngày Sách, Tuần lễ thư viện.
Từ năm 1995, tổ chức UNESCO đã chính thức chọn ngày 23 tháng 4 hằng năm là Ngày Sách và Bản quyền thế giới. Nhận thấy tầm quan trọng của văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Chính phú đã quyết định lấy ngày 21/4 hàng năm là ngày Sách Việt Nam nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức của nhân dân về ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của việc đọc sách đối với việc phát triển kiến thức, kỹ năng và phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người.
Trên thế giới lễ hội sách, ngày hội đọc sách đã và đang mang lại những giá trị đích thực và hiệu quả hết sức to lớn. Hằng năm, hoạt động này đã thu hút sự chú ý, quan tâm của hàng triệu người đọc, nhà văn, nhà nghiên cứu, nhà quản lý ở mỗi nước; bất kể già, trẻ, gái, trai; bất kể mọi thành phần giàu, nghèo trong xã hội. Đặc biệt là trong bối cảnh bùng nổ thông tin hiện nay thì việc tổ chức các Ngày sách và Văn hóa đọc càng góp phần khẳng định: Sách và văn hoá đọc mãi mãi trường tồn.
Ở Việt Nam, Ngày sách và bản quyền thế giới (23/4) đã trở thành ngày hội sách và văn hóa đọc ở nước ta đã đi vào chiều sâu, có sức lan toả rộng rãi từ Trung ương tới các địa phương, 63 tỉnh, thành trong cả nước.
Nhận thấy tầm quan trọng của văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Chính phú đã quyết định lấy ngày 21/4 hàng năm là ngày Sách Việt Nam nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức của nhân dân về ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của việc đọc sách đối với việc phát triển kiến thức, kỹ năng và phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người.
Ý nghĩa của ngày Sách Việt Nam
Ngày sách Việt Nam là sự kiện văn hóa quan trọng đối với những người yêu sách và cả cộng đồng xã hội. Góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm bản sắc dân tộc. Là dịp để tôn vinh giá trị của sách, khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của sách trong đời sống xã hội. Tôn vinh người đọc và những người tham gia sưu tầm, sáng tác, xuất bản, in, phát hành, lưu giữ sách. Đồng thời, nó còn góp phần quan trọng trong việc nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc ở Việt Nam.
Việc lấy ngày 21/4 là ngày Sách Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng. Đây là thời điểm ra mắt cuốn sách đầu tiên của Việt Nam là cuốn “Đường Kách mệnh” của Chủ tịch Hồ Chí Minh – tác phẩm đầu tiên bằng tiếng Việt được in bởi những người thợ in Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tác giả lớn, một Danh nhân văn hóa, các tác phẩm của Người có giá trị không chỉ đối với người dân Việt Nam mà còn được bạn bè quốc tế đón nhận. Việc chọn ngày Sách Việt Nam gắn với một tác phẩm nổi tiếng của Người sẽ có ý nghĩa văn hóa sâu sắc. Bên cạnh đó, tháng 4 còn là thời điểm diễn ra Ngày sách và Bản quyền Thế giới (23/4), nhằm tôn vinh văn hóa đọc, khuyến khích mọi người dân thế giới khám phá niềm yêu thích đọc sách. Việc tổ chức ngày Sách Việt Nam vào dịp này thể hiện sự hội nhập của văn hóa đọc Việt Nam với văn hóa nhân loại, sẽ hấp dẫn và lôi cuốn độc giả.
Chủ đề ngày Sách Việt Nam những năm trước
Năm 2015: Chủ đề “Sách - Sự giao thoa văn hóa”
Năm 2016: Chủ đề “Sách-Hội nhập, đổi mới, phát triển”
Năm 2017: Chủ đề "Sách - Tri thức và phát triển xã hội"
Năm 2018: Chủ đề “Học, học nữa, học mãi”
Năm 2019: Chủ đề “Sách - Kết nối tri thức và phát triển”
Năm 2020: Chủ đề "Đọc sách, nâng cao trí tuệ, vượt qua nỗi lo dịch bệnh"
Năm 2021: Chủ đề "Sách - Sứ mệnh phát triển Văn hóa đọc"
Năm 2022: Chủ đề “Chấn hưng văn hóa và phát triển văn hóa đọc”
Năm 2023: Chủ đề “Sách: Nhận thức - Đổi mới - Sáng tạo” - “Sách cho tôi, cho bạn”
Tin mới
Tháo gỡ các điểm nghẽn để thị trường bất động sản phát triển lành mạnh
Ngày 16-11, tại Hà Nội, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội chủ trì, phối hợp với các cơ quan, ban, ngành liên quan tổ chức diễn đàn "Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển".
Đội QLTT số 3 xử phạt 15,5 triệu đồng một cá nhân không đăng ký kinh doanh và kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Thực hiện Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2024 của Cục QLTT tỉnh Bắc Giang.
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam
Theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định số 1401/QĐ-TTg ngày 15-11-2024 cử ông Nguyễn Minh Vũ, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao kiêm giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam thay cho Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc vừa có quyết định nghỉ hưu.
Trình diễn nhiều tiết mục đặc sắc tại Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn tính
Trong khuôn khổ Tuần “Đại đoàn kết dân tộc-Di sản văn hóa Việt Nam” và Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII-năm 2024, sáng 16-11, tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội) diễn ra lễ khai mạc các hoạt động văn hóa chung thuộc Liên hoan.
Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng tập huấn nghiệp vụ cán bộ, giáo viên mầm non
Từ ngày 15 đến 17-11, tại Nhà máy Z117, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non năm học 2024-2025.
Trao Giải báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam
Sáng 16-11, tại Nhà hát Lớn Hà Nội đã diễn ra Lễ trao Giải báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam năm 2024.