• Click để copy

Nghỉ hưu trước tuổi được hưởng 3 khoản trợ cấp

Bộ Nội vụ cho biết, đối tượng, cách tính tiền lương tháng hiện hưởng để tính hưởng chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi có một số nội dung thay đổi.

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 67/2025/NĐ-CP sửa đổi Nghị định số 178/2024/NĐ-CP về chính sách với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, lực lượng vũ trang trong sắp xếp bộ máy, trong đó có sửa đổi phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; cách xác định thời gian và tiền lương để tính hưởng chính sách, chế độ; chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi do sắp xếp tổ chức bộ máy. Căn cứ các nội dung sửa đổi, Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể cách xác định thời gian và tiền lương để tính hưởng chính sách, chế độ.

Nghỉ hưu trước tuổi được hưởng 3 khoản trợ cấp
Nghỉ hưu trước tuổi được hưởng 3 khoản trợ cấp. Ảnh minh họa: laodong.vn

Thay đổi cách tính tiền lương tháng hiện hưởng để tính chính sách, chế độ khi nghỉ việc

Trước đây, đối với người hưởng lương theo bảng lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng hiện hưởng để tính chính sách, chế độ khi nghỉ việc gồm: Mức tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh, chức danh nghề nghiệp và các khoản tiền phụ cấp lương (gồm: Phụ cấp chức vụ lãnh đạo; phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp thâm niên nghề; phụ cấp ưu đãi theo nghề; phụ cấp trách nhiệm theo nghề; phụ cấp công vụ; phụ cấp công tác Đảng, đoàn thể chính trị - xã hội, nếu có). Cụ thể, tiền lương tháng hiện hưởng = (hệ số lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh, chức danh nghề nghiệp x mức lương cơ sở) + (hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) x mức lương cơ sở) + mức tiền các khoản phụ cấp tính theo lương ngạch, bậc, chức vụ, chức danh, chức danh nghề nghiệp (nếu có). 

Nay theo Thông tư số 002/2025/TT-BNV của Bộ Nội vụ, tiền lương tháng hiện hưởng bao gồm: Mức tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc hàm, chức vụ, chức danh, chức danh nghề nghiệp và các khoản tiền phụ cấp lương (gồm: Phụ cấp chức vụ lãnh đạo; phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp thâm niên nghề; phụ cấp ưu đãi theo nghề; phụ cấp trách nhiệm theo nghề; phụ cấp công vụ; phụ cấp công tác Đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; phụ cấp đặc thù đối với lực lượng vũ trang) và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có) theo quy định của pháp luật về tiền lương. Cụ thể, tiền lương tháng hiện hưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động = (hệ số lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh, chức danh nghề nghiệp x mức lương cơ sở) + (hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) x mức lương cơ sở) + mức tiền các khoản phụ cấp tính theo lương ngạch, bậc, chức vụ, chức danh, chức danh nghề nghiệp và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có) .

Tiền lương tháng hiện hưởng đối với người làm công tác cơ yếu = (Hệ số lương theo cấp bậc hàm cơ yếu hoặc bậc lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu hiện hưởng x mức lương cơ sở) + (hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) x mức lương cơ sở) + mức tiền các khoản phụ cấp tính cấp bậc hàm cơ yếu hoặc bậc lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu hiện hưởng và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có).

Mức lương cơ sở để tính tiền lương tháng hiện hưởng nêu trên là mức lương cơ sở do Chính phủ quy định tại thời điểm tháng trước liền kề tháng nghỉ việc.

Ba khoản trợ cấp cho người nghỉ trước tuổi

Theo Bộ Nội vụ, cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã và người lao động quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm g khoản 1 và khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 2 và người làm việc trong tổ chức cơ yếu (không bao gồm đối tượng thuộc trách nhiệm hướng dẫn của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an quy định tại Điều 22 Nghị định số 178/2024/NĐ-CP) quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 Nghị định số 178/2024/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 67/2025/NĐ-CP) đủ điều kiện và được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I hoặc Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP, thì được hưởng ngay lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội mà không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi. Đồng thời, được hưởng trợ cấp hưu trí một lần; trợ cấp theo số năm nghỉ sớm và trợ cấp theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại Điều 7, Điều 7a và Điều 7b Nghị định số 178/2024/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều 1 Nghị định số 67/2025/NĐ-CP). 

Trường hợp có tuổi đời còn từ đủ 2 năm đến đủ 5 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại điểm a và điểm c khoản 2 Điều 7 Nghị định số 178/2024/NĐ-CP, được hưởng 3 khoản trợ cấp gồm: Trợ cấp hưu trí một lần cho số tháng nghỉ sớm, trợ cấp cho số năm nghỉ sớm và trợ cấp theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Đối với người nghỉ trong thời hạn 12 tháng đầu tiên, mức trợ cấp hưu trí một lần = tiền lương tháng hiện hưởng (theo cách tính trên) x 1,0 x số tháng nghỉ sớm quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư số 01/2025/TT-BNV của Bộ Nội vụ. 

Đối với người nghỉ từ tháng thứ 13 trở đi, mức trợ cấp hưu trí một lần = tiền lương tháng hiện hưởng x 0,5 x số tháng nghỉ sớm quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư số 01/2025/TT-BNV.

Cứ mỗi năm nghỉ sớm (đủ 12 tháng), người hưởng được trợ cấp 5 tháng tiền lương hiện hưởng. Công thức tính mức trợ cấp cho số năm nghỉ sớm = tiền lương tháng hiện hưởng x 05 x số năm nghỉ sớm quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư số 01/2025/TT-BNV.

Về trợ cấp theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, theo Bộ Nội vụ, đối với những người nghỉ trước ngày Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 có hiệu lực thi hành (trừ nữ cán bộ, công chức cấp xã) thì mức trợ cấp được tính như sau: 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 5 tháng tiền lương hiện hưởng; đối với số năm còn lại (từ năm thứ 21 trở đi), mỗi năm được trợ cấp bằng 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.

Mức trợ cấp tính theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc = Tiền lương tháng hiện hưởng x (05 (đối với 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc) + (0,5 x số năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc còn lại từ năm thứ 21 trở đi).

Đối với nữ cán bộ, công chức cấp xã nghỉ từ ngày 1-1-2025 trở đi và những người nghỉ từ ngày Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 có hiệu lực thi hành thì mức trợ cấp được tính như sau: 15 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 4 tháng tiền lương hiện hưởng; đối với số năm còn lại (từ năm thứ 16 trở đi), mỗi năm được trợ cấp bằng 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.

Mức trợ cấp tính theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc = Tiền lương tháng hiện hưởng x (04 (đối với 15 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc) + (0,5 x số năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc còn lại từ năm thứ 16 trở đi).

NGỌC ANH

Tin mới

Bắc Giang triệt phá cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật giả
Bắc Giang triệt phá cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật giả

Ngày 16/4/2025, Tổ công tác thuộc Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Giang chủ trì, phối hợp với Công an xã Tân Hưng và Đội Quản lý thị trường số 3 (Chi Cục Quản lý thị trường, Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang) kiểm tra, bắt quả tang Nguyễn Văn Vĩnh đang sản xuất thuốc bảo vệ thực vật giả các loại tại nhà riêng của đối tượng tại thôn Bãi Sim, xã Tân Hưng, huyện Lạng Giang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các luật phải cụ thể, thể chế hóa toàn bộ các chủ trương của Đảng
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các luật phải cụ thể, thể chế hóa toàn bộ các chủ trương của Đảng

Sáng 18-4, kết luận Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật lần thứ hai tháng 4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu thực hiện 6 rõ trong xây dựng pháp luật và 6 rõ trong tổ chức triển khai, thực thi pháp luật.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thúc đẩy thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ phát triển bền vững
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thúc đẩy thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ phát triển bền vững

Sáng 18-4, tiếp ông Jefferey Perlman, Tổng Giám đốc Quỹ Warburg Pincus, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh ASEAN - Hoa Kỳ (USABC), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Quỹ mở rộng đầu tư nhiều hơn, nhanh hơn vào Việt Nam; có tiếng nói với chính quyền Hoa Kỳ có những giải pháp phù hợp để thúc đẩy thương mại song phương công bằng, bền vững như tinh thần trao đổi gần đây giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Donald Trump.

Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc: Kiên quyết không sử dụng cán bộ thiếu năng lực, bị kỷ luật, bị điều tra
Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc: Kiên quyết không sử dụng cán bộ thiếu năng lực, bị kỷ luật, bị điều tra

Sáng 18-4, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc và các đại biểu thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV đơn vị tỉnh Lâm Đồng đã tiếp xúc cử tri tại thành phố Đà Lạt trước Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.

Hà Nội thành lập cụm công nghiệp làng nghề
Hà Nội thành lập cụm công nghiệp làng nghề

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 2092/QĐ-UBND về việc thành lập Cụm công nghiệp làng nghề Nam Tiến, huyện Phú Xuyên. Cụm công nghiệp này được xây dựng với định hướng phát triển bền vững, tập trung vào công nghiệp xanh, sạch và ứng dụng công nghệ kỹ thuật cao.

Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội tiếp xúc cử tri các quận Cầu Giấy, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm
Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội tiếp xúc cử tri các quận Cầu Giấy, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm

Sáng 18-4, Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn – Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội cùng các đại biểu Đơn vị bầu cử số 3 đã tiếp xúc cử tri các quận: Cầu Giấy, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, trước Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.