• Click để copy

Ngoại giao kinh tế là phải biết tranh thủ xu hướng thời đại và phát huy thế mạnh của đất nước

Để đẩy mạnh thu hút đầu tư, Thủ tướng đề nghị các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nắm vững, truyền tải thông điệp về đường lối phát triển, đối ngoại, hội nhập và hình ảnh về đất nước, con người Việt Nam.

Chiều tối 09/03, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 15 của Ban Bí thư về công tác ngoại giao kinh tế và những trọng tâm ngoại giao kinh tế năm 2023.

Ảnh internetNgoại giao kinh tế là phải biết tranh thủ xu hướng thời đại và phát huy thế mạnh của đất nước. Ảnh internet.

Hội nghị đã nghe báo cáo của Bộ Ngoại giao và 18 ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, thẳng thắn, thể hiện hiểu biết sâu sắc của lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, các đại sứ, trưởng cơ quan đại diện tại nước ngoài, đại diện cộng đồng doanh nghiệp, trên tinh thần chia sẻ, đồng hành vì mục tiêu xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng, nhân dân ấm no, hạnh phúc.

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá, thời gian qua, nhìn chung công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế đã đi đúng và trúng hướng, được triển khai toàn diện, sâu rộng, hiệu quả, thực chất, trong đó có hoạt động ngoại giao kinh tế, ngoại giao vaccine là một điểm sáng, cùng với ngoại giao hợp tác phát triển, ngoại giao phục vụ chuyển đổi số, chuyển đổi xanh… Đặc biệt, chúng ta đã từng bước chủ động, linh hoạt chuyển trọng tâm sang ngoại giao phục vụ phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, ngoại giao kinh tế chuyển biến mạnh mẽ, có nhiều đóng góp quan trọng.

Thay mặt lãnh đạo Chính phủ, Thủ tướng ghi nhận, biểu dương các nỗ lực và kết quả của ngành ngoại giao, các nhà ngoại giao, các cơ quan Trung ương và địa phương, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong triển khai nhiệm vụ đối ngoại và ngoại giao kinh tế thời gian qua, đóng góp cho đất nước theo hướng phục hồi nhanh và phát triển bền vững, đạt được những kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực.

Từ những kết quả đã đạt được, Thủ tướng đề nghị tiếp tục tổng kết các bài học, kinh nghiệm từng thời kỳ qua mỗi giai đoạn, đánh giá, kiểm điểm sau mỗi hội nghị về ngoại giao nói chung và ngoại giao kinh tế nói riêng để nhận diện, khắc phục và hoá giải, vượt qua khó khăn, thách thức, phát huy mặt tích cực, lợi thế để thúc đẩy ngoại giao toàn diện, trong đó có ngoại giao kinh tế.

Thủ tướng nhấn mạnh, việc triển khai nhiệm vụ ngoại giao kinh tế năm 2023 phải gắn kết chặt chẽ với các nhiệm vụ khác, gồm triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các nghị quyết, kết luận của Đảng, Quốc hội - Ảnh: VGP/Nhật BắcThủ tướng nhấn mạnh, việc triển khai nhiệm vụ ngoại giao kinh tế năm 2023 phải gắn kết chặt chẽ với các nhiệm vụ khác, gồm triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các nghị quyết, kết luận của Đảng, Quốc hội. Ảnh VGP/Nhật Bắc.

Thủ tướng cho rằng, trước các vấn đề toàn cầu, phải có cách tiếp cận toàn cầu, kêu gọi đoàn kết quốc tế, đề cao chủ nghĩa đa phương; với các vấn đề toàn dân, phải có cách tiếp cận toàn dân, lấy người dân là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, động lực và nguồn lực; như các vấn đề phòng chống dịch COVID-19, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, ứng phó biến đổi khí hậu...

Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số hạn chế, tồn tại và cả những dư địa cần được khai thác trong công tác ngoại giao kinh tế như đã được đề cập cụ thể tại báo cáo của Bộ Ngoại giao và các ý kiến tại hội nghị, nhất là công tác phối hợp giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị, nhà ngoại giao với doanh nghiệp, các địa phương, các cơ quan trong nước và ngoài nước vẫn còn khoảng cách cần phải khắc phục…

Thủ tướng nhấn mạnh: Thứ nhất, trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai công tác ngoại giao kinh tế, cần bám sát các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, nhất là tinh thần Chỉ thị 15 của Ban Bí thư, ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc, Chương trình hành động của Chính phủ về Ngoại giao kinh tế; tiếp tục phát huy bản sắc "ngoại giao cây tre", xác định rõ trọng tâm, trọng điểm, lấy lợi ích quốc gia-dân tộc, hiệu quả thực chất làm tiêu chí hàng đầu.

Thứ hai, việc triển khai nhiệm vụ ngoại giao kinh tế năm 2023 phải gắn kết chặt chẽ với các nhiệm vụ khác, gồm triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các nghị quyết, kết luận của Đảng, Quốc hội, các nhiệm vụ hằng năm, kế hoạch 05 năm, chiến lược 10 năm, việc thực hiện các mục tiêu phát triển tới năm 2030, 2045...,

Thứ ba, vai trò quan trọng của các nhà ngoại giao, các đại sứ, trưởng cơ quan đại diện và tham tán thương mại ở nước ngoài, trong triển khai đường lối đối ngoại của Đảng, trong đó có công tác ngoại giao kinh tế, trước bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục diễn biến chóng, phức tạp, khó lường, Việt Nam là nước đang phát triển, nền kinh tế đang chuyển đổi, quy mô kinh tế khiêm tốn, độ mở lớn, sức chống chịu và khả năng cạnh tranh còn hạn chế, một tác động nhỏ bên ngoài cũng có thể ảnh hưởng lớn tới bên trong.

Thủ tướng nhấn mạnh, việc triển khai nhiệm vụ ngoại giao kinh tế năm 2023 phải gắn kết chặt chẽ với các nhiệm vụ khác, gồm triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các nghị quyết, kết luận của Đảng, Quốc hội, các nhiệm vụ hằng năm, kế hoạch 5 năm, chiến lược 10 năm... - Ảnh: VGP/NhậtThủ tướng nhấn mạnh, việc triển khai nhiệm vụ ngoại giao kinh tế năm 2023 phải gắn kết chặt chẽ với các nhiệm vụ khác, gồm triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các nghị quyết, kết luận của Đảng, Quốc hội, các nhiệm vụ hằng năm, kế hoạch 05 năm, chiến lược 10 năm... Ảnh VGP/Nhật.

Về các trọng tâm công tác ngoại giao kinh tế thời gian tới, Thủ tướng cơ bản nhất trí với báo cáo của Bộ Ngoại giao và ý kiến phát biểu tại hội nghị, đồng thời lưu ý thêm một số nội dung trọng tâm. Theo đó, phải tranh thủ, phát huy cao nhất thế và lực mới của đất nước; chủ động, tích cực kiến tạo cục diện có lợi cho môi trường hòa bình, an ninh, phát triển của đất nước.

Trong bối cảnh thời gian, nguồn lực có hạn, công việc nhiều, yêu cầu cao, suy nghĩ phải kỹ, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả, làm việc nào dứt điểm việc đó, "đã nói là phải làm, đã cam kết là phải thực hiện, đã làm, đã thực hiện là phải có hiệu quả"; biến nguy thành cơ, phát huy được tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của đất nước.

Tiếp tục thúc đẩy các ngành kinh tế đối ngoại, nhất là du lịch quốc tế, xuất khẩu lao động, tận dụng xu hướng mở cửa trở lại của các nước đối tác và nhu cầu lao động tại một số thị trường. Tranh thủ mọi cơ hội để thu hút nguồn lực bên ngoài cho chuyển đổi xanh, phát triển bền vững, tiếp tục vận động các đối tác ủng hộ Việt Nam chuyển đổi năng lượng, bảo đảm công bằng, công lý; tăng cường hợp tác công-tư (PPP); hỗ trợ Việt Nam về công nghệ và tài chính, vốn, phát triển nguồn nhân lực, hoàn thiện thể chế trên tinh thần "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ". Tăng cường hợp tác quốc tế để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao để tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.

chú trọng và nâng cao hơn nữa chất lượng công tác nghiên cứu, dự báo, tham mưu chiến lược, nâng cao hiệu quả phối hợp liên ngành trong triển khai ngoại giao kinh tế, đặc biệt là tăng cường gắn kết giữa các trụ cột đối ngoại Đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân; giữa các cơ quan đối ngoại Trung ương và địa phương; giữa các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp; trong nước với các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; giữa ngoại giao kinh tế với ngoại giao văn hóa, quốc phòng-an ninh...

Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp tiếp tục tin tưởng vào chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất và trách nhiệm trong giải quyết các vấn đề trên tinh thần "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ" giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

Thủ tướng khẳng định Chính phủ luôn sẵn sàng lắng nghe, đồng hành, đối thoại với các doanh nghiệp, giải quyết thấu tình đạt lý các đề xuất, kiến nghị, bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của các doanh nghiệp và các chủ thể liên quan.

PV (lược ghi)

Bài liên quan

Tin mới

Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh thăm, động viên công chức, người lao động Cục QLTT Yên Bái bị ảnh hưởng sau cơn bão số 3
Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh thăm, động viên công chức, người lao động Cục QLTT Yên Bái bị ảnh hưởng sau cơn bão số 3

Ngày 20 tháng 9 năm 2024, đoàn công tác của Tổng cục QLTT do Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại Cục QLTT tỉnh Yên Bái. Chuyến thăm nhằm động viên tinh thần làm việc của công chức, người lao động tại đơn vị khi Yên Bái vừa trải qua ảnh hưởng lớn từ cơn bão số 3 (Yagi).

Hà Nội xử lý nghiêm cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn
Hà Nội xử lý nghiêm cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

UBND TP Hà Nội vừa chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, quận, huyện xử lý cán bộ, công chức, viên chức và chiến sĩ trong lực lượng vũ trang vi phạm quy định điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, không hợp tác với lực lượng chức năng trong xử lý vi phạm.

Huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai): Nâng cao khả năng ứng phó sự cố thiên tai
Huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai): Nâng cao khả năng ứng phó sự cố thiên tai

Ngày 20-9, huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức diễn tập cứu hộ, cứu nạn, phòng, chống thiên tai.

Bộ Tứ Australia, Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản sẽ bàn cách để ủng hộ nhiều hơn cho các nước đang phát triển
Bộ Tứ Australia, Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản sẽ bàn cách để ủng hộ nhiều hơn cho các nước đang phát triển

Theo trang web chính thức của Thủ tướng Australia, ngày 20-9, Thủ tướng Australia Anthony Albanese đã đến Mỹ để tham dự Hội nghị thượng đỉnh Bộ Tứ với các nhà lãnh đạo Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản diễn ra ngày 21-9.

Trung Quốc: Hàng trăm nghìn người ở Thượng Hải sơ tán do lo ngại ảnh hưởng của bão Pulasan
Trung Quốc: Hàng trăm nghìn người ở Thượng Hải sơ tán do lo ngại ảnh hưởng của bão Pulasan

Sáng 20-9, trung tâm tài chính Thượng Hải của Trung Quốc đã sơ tán 112.000 người trong bối cảnh nhiều khu vực hứng chịu mưa lớn kỷ lục do ảnh hưởng của bão Pulasan.

Tổng Thư ký Liên hợp quốc Guterres lên án vụ tấn công khủng bố tại Mali
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Guterres lên án vụ tấn công khủng bố tại Mali

Ngày 19-9, người phát ngôn của của Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres, Stephane Dujarric cho biết ông Guterres đã lên án mạnh mẽ vụ tấn công khủng bố tại thủ đô Bamako của Mali xảy ra cách đây vài ngày làm hơn 270 người thương vong.