• Click để copy

Nguồn nhân lực chất lượng cao - chìa khóa để phát triển

Thực tế cho thấy, yếu tố nhân lực đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế-xã hội, bởi công nghệ, máy móc dù có hiện đại đến đâu, kế hoạch đề ra dù có bài bản thế nào thì con người vẫn là chủ thể xây dựng, tạo ra và vận hành.

Vì vậy, việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là nhiệm vụ quan trọng, là chìa khóa mở cánh cửa đưa đất nước tiến vào kỷ nguyên công nghệ.

Số lượng và chất lượng còn thiếu

Thời gian qua, việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại nước ta đã được chú trọng. Việt Nam đã hình thành và phát triển nguồn nhân lực có năng lực chuyên môn cao, trong đó nhiều nhà khoa học có uy tín, được thế giới công nhận; dần hình thành một số tổ chức khoa học-công nghệ (KHCN) tiên tiến tầm cỡ quốc tế ở cả khu vực công và tư. 

Đã có những mô hình liên kết, hợp tác quốc tế hiệu quả trong phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao, riêng hợp tác giữa Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia với các tập đoàn lớn như Google, Qualcomm, Intel, Samsung đã cung cấp hơn 40.000 học bổng mỗi năm; mạng lưới đổi mới sáng tạo được hình thành và quy tụ hàng nghìn chuyên gia, nhà khoa học toàn cầu.      

Nguồn nhân lực chất lượng cao - chìa khóa để phát triển
 Gian hàng của sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông tại một sự kiện ở Hà Nội.

Tuy nhiên, bên cạnh những tín hiệu khả quan ban đầu, số lượng và chất lượng nguồn nhân lực vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, nhất là đội ngũ nhân lực tham gia nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao, đổi mới sáng tạo. Theo cơ quan thống kê, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ trong quý IV-2024 là 28,6%, tăng 0,1 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước; tính chung năm 2024, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ là 28,3%, tăng 1,1 điểm phần trăm; tổng nhân lực ngành công nghệ thông tin của Việt Nam năm 2024 đạt 561.000 người, chỉ chiếm 1,1% tổng số lao động cả nước.  

Tăng cường đầu tư cho cơ sở thí nghiệm

Từ những số liệu nêu trên, có thể thấy việc nâng cao chất lượng đào tạo để đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho lĩnh vực KHCN hiện nay là yếu tố cấp bách. Vừa qua, tại Hội nghị phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhiều ý kiến cho rằng, muốn phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số thì cần nhân lực chất lượng cao.

Muốn nâng cao chất lượng đào tạo, muốn đào tạo nhân lực chất lượng cao thì cần thu hút nghiên cứu, cần Nhà nước, các doanh nghiệp đặt hàng đại học nghiên cứu, cần đại học trở thành trung tâm nghiên cứu. Để làm được việc này, đại học cần một thỏi nam châm để hút nghiên cứu. Thỏi nam châm đó là các phòng thí nghiệm mà các doanh nghiệp không đủ sức đầu tư, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Vì vậy, Nhà nước cần có một chương trình lớn để đầu tư các phòng thí nghiệm trọng điểm cho các trường đại học. Mỗi năm, Nhà nước có thể dành 5% tổng chi cho KHCN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số để đầu tư các phòng thí nghiệm trọng điểm cho các trường đại học, nếu làm liên tục việc này trong 5 năm thì sẽ thay đổi căn bản hạ tầng nghiên cứu của các trường đại học. Hiện nay, mỗi năm, chúng ta đầu tư cho các phòng thí nghiệm chưa được 500 tỷ đồng.        

Về các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các cơ sở giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định, cần hoàn thiện thể chế cho phát triển giáo dục đại học với mục tiêu tháo gỡ các điểm nghẽn, giải phóng các nguồn lực, phát huy tiềm năng của tự chủ đại học, phát triển các cơ sở giáo dục đại học thành các trung tâm nghiên cứu, đổi mới sáng tạo. Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực công nghệ với mục tiêu bảo đảm nguồn nhân lực chất lượng cao về số lượng, chất lượng và cơ cấu phục vụ đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Đồng thời, cần có các chính sách ưu đãi về thuế, tiếp cận vốn vay với các cơ sở giáo dục đại học và các nhà đầu tư cho giáo dục đại học. Tăng cường các chính sách hỗ trợ tài chính cho người học, đặc biệt để thu hút nhiều học sinh, sinh viên giỏi theo học các ngành về kỹ thuật, KHCN; chính sách hỗ trợ đào tạo và thu hút giảng viên, trong đó có các chuyên gia nước ngoài. Bên cạnh đó, các chính sách đầu tư, phân bổ ngân sách Nhà nước cho các cơ sở giáo dục đại học cần có những đổi mới theo hướng nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả.

Phát huy hiệu quả trong hợp tác quốc tế 

Song song với việc tạo các cơ chế hỗ trợ ngành giáo dục trong nước, để có được nguồn nhân lực chất lượng cao cần tận dụng hiệu quả hơn nữa hợp tác quốc tế, hợp tác với các doanh nghiệp, tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực công nghệ.

Theo Tổng giám đốc Trung tâm R&D của Samsung tại Việt Nam Suk Ji-won, thời gian qua, Trung tâm R&D của Samsung tại Việt Nam đã trao tặng 875 suất học bổng cho sinh viên tài năng ngành công nghệ thông tin, tổ chức các khóa học về lập trình cho hơn 25.000 sinh viên, tổ chức chương trình thực tập doanh nghiệp về công nghệ phần mềm và phần cứng tại trung tâm cho khoảng 2.400 sinh viên Việt Nam. Ngoài ra, Samsung đã tài trợ phòng thí nghiệm và trang bị hơn 700 máy tính cho các trường đại học của Việt Nam nhằm cải thiện môi trường đào tạo công nghệ thông tin, đẩy mạnh hợp tác triển khai các dự án nghiên cứu, cũng như tài trợ cho các cuộc thi lập trình dành cho sinh viên.

Trong khi đó, đại diện của Google tại Việt Nam đánh giá, trí tuệ nhân tạo (AI) đã có nhiều bước tiến và phát triển ở Việt Nam, tuy nhiên, để "đi tắt đón đầu" thì việc có được một lực lượng trí thức, lao động cũng như doanh nghiệp lành nghề, thành thạo công nghệ AI là vô cùng quan trọng. Liên quan đến lực lượng lao động, Google cho biết sẽ tiếp tục cung cấp các học bổng, chương trình đào tạo nâng cao kỹ năng AI cho bất cứ cá nhân nào có đủ điều kiện. Đồng thời, Google sẵn sàng cung cấp một số gói học tập và giảng dạy được hỗ trợ bằng AI cho toàn bộ học sinh, sinh viên và giáo viên tại Việt Nam.

Bài và ảnh: HOÀNG CHUNG

Bài liên quan

Tin mới

Tổng thống Burundi tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tổng thống Burundi tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, chiều 4-4, Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Burundi đã tới thăm Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam (thuộc 2 phường Tây Mỗ và Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội).

Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương gặp Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan
Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương gặp Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan

Sáng 4-4 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Yerevan, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đã có cuộc gặp làm việc với Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 4-4 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga đã thăm Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan - niềm tự hào không chỉ của Armenia mà còn của cả khu vực.

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và phu nhân, Tổng thống nước Cộng hòa Burundi Évariste Ndayishimiye và phu nhân thực hiện chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 3 đến 6-4. Sáng 4-4, sau lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Évariste Ndayishimiye.

Nhà Vua và Hoàng hậu Bỉ kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam
Nhà Vua và Hoàng hậu Bỉ kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Trưa 4-4, Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde của Vương quốc Bỉ rời Thành phố Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 31-3 đến ngày 4-4, theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.

Đề nghị kỷ luật nguyên Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình
Đề nghị kỷ luật nguyên Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình

Trong các ngày 31-3 và 3-4, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương họp kỳ thứ 55. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc chủ trì kỳ họp.