• Click để copy

​Nhà mạng cần đầu tư hạ tầng mạng 5G để cung cấp dịch vụ trên toàn quốc

Tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 5-2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) diễn ra chiều 13-5, Phó cục trưởng Cục Viễn thông Nguyễn Phong Nhã đã thông tin về việc cung cấp mạng 5G, các giải pháp tắt sóng mạng 2G và biện pháp để hạn chế tin nhắn rác, cuộc gọi rác.

Cam kết cung cấp mạng 5G muộn nhất 1 năm sau khi được cấp giấy phép

Về việc thực hiện thương mại hóa mạng 5G của các nhà mạng, ông Nguyễn Phong Nhã cho biết: Mạng 5G đã được Bộ chính thức cấp phép triển khai từ ngày 11-4-2024. Hai nhà mạng là Viettel, VNPT đã nhận giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông, giấy phép sử dụng băng tần 5G. Tuy nhiên, việc cấp giấy phép chỉ là một trong các điều kiện thương mại hóa 5G, các nhà mạng phải thực hiện đầu tư hạ tầng mạng viễn thông 5G để có thể chính thức cung cấp dịch vụ trên toàn quốc.

Phó cục trưởng Cục Viễn thông Nguyễn Phong Nhã cho biết thêm: Tại thời điểm cấp giấy phép, các nhà mạng đã cam kết triển khai mạng viễn thông và chính thức cung cấp dịch vụ viễn thông muộn nhất 1 năm sau khi được cấp giấy phép; đầu tư 3.000 trạm theo nội dung yêu cầu cam kết sau 2 năm kể từ ngày được cấp phép. Theo kế hoạch, trước mắt các doanh nghiệp sẽ triển khai tại các vị trí trung tâm, các quận, huyện thuộc tỉnh, thành phố, sau đó tiếp tục phủ sóng 5G tại các địa bàn còn lại. Ngoài ra, 5G cũng sẽ được tập trung triển khai tại các khu công nghiệp, nhà máy thông minh tùy thuộc theo nhu cầu của thị trường về các tính năng đặc biệt của 5G như độ trễ thấp, mật độ cao.

​Nhà mạng cần đầu tư hạ tầng mạng 5G để cung cấp dịch vụ trên toàn quốc
Phó cục trưởng Cục Viễn thông Nguyễn Phong Nhã chia sẻ tại họp báo. 

Về việc tắt sóng 2G, ông Nguyễn Phong Nhã cho rằng: Bộ TT&TT, Sở TT&TT và các doanh nghiệp di động triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ thuê bao chuyển đổi sang sử dụng. Việc triển khai giải pháp này bắt đầu thực hiện từ ngày 1-3-2024, qua hơn 2 tháng triển khai, các nhà mạng đã chặn nhập mạng mới 856,873 lượt máy 2G Only không chứng nhận hợp quy.

Ngoài ra, việc hỗ trợ thuê bao 2G Only chuyển đổi sẽ dựa vào nguồn lực chính từ doanh nghiệp. Thời gian qua, các doanh nghiệp chủ động triển khai các giải pháp dừng công nghệ 2G, trong đó có các giải pháp hỗ trợ người sử dụng chuyển đổi. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý đã triển khai các giải pháp như: Đổi SIM 4G cho khách hàng (VNPT, Mobifone); ngăn chặn thuê bao không tuân thủ quy định về chứng nhận hợp quy. Việc triển khai giải pháp này bắt đầu thực hiện từ ngày 1-3-2024, qua hơn một tháng triển khai, các nhà mạng đã chặn nhập mạng mới 198,992 lượt máy 2G Only không chứng nhận hợp quy. 

Giải pháp tiếp theo là mở rộng vùng phủ sóng di động. Viettel báo cáo tăng cường vùng phủ data 4G, vùng phủ thoại VoLTE, tiến tới tương đương vùng phủ 2G vào năm 2025. Mobifone mở rộng vùng phủ sóng 3G, 4G, triển khai thử nghiệm tắt 2G ở những khu vực không có thuê bao 2G hoặc lưu lượng qua mạng 2G thấp không đủ bù đắp chi phí vận hành tại khu vực.

Triển khai các biện pháp hạn chế tin nhắn rác, cuộc gọi rác

Cũng tại buổi họp báo thường kỳ, đại diện Cục Viễn thông đã trao đổi về vấn đề xử lý SIM rác, SIM không cập nhật thông tin chính chủ sau ngày 15-4 cùng các biện pháp hạn chế tin nhắn rác, cuộc gọi rác.

Cụ thể, Bộ TT&TT đã nêu rõ quan điểm: “Từ ngày 15-4, các doanh nghiệp viễn thông di động chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu trên thị trường còn xuất hiện SIM được phát triển mới không đúng quy định. Trường hợp phát hiện các vi phạm, Bộ tổ chức thanh tra xử lý vi phạm, có thể xem xét ở mức cao nhất là dừng phát triển mới. Đồng thời, Bộ sẽ xem xét có văn bản nhắc nhở người đứng đầu các doanh nghiệp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét có hình thức kỷ luật”.

​Nhà mạng cần đầu tư hạ tầng mạng 5G để cung cấp dịch vụ trên toàn quốc
Quang cảnh họp báo. 

Đến thời điểm hiện tại, kết quả xác minh sơ bộ cho thấy, các trường hợp này đều có đầy đủ thông tin thuê bao. Các đơn vị đang tiếp tục tổ chức khảo sát thực tế, yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông làm rõ một số nội dung. Đồng thời, các doanh nghiệp viễn thông đã rà soát và phát hiện khoảng 5,75 triệu thuê bao thuộc nhóm đang sở hữu từ 4 đến 9 SIM trên một giấy tờ.

Đối với các cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, bên cạnh công tác xử lý SIM có thông tin thuê bao không đúng quy định, tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức của người sử dụng, Bộ thực hiện triển khai đồng bộ các phương án, giải pháp về chính sách, hành chính, kỹ thuật… nhằm phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý các cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, cuộc gọi giả mạo từ các số thuê bao điện thoại cố định.

Giải pháp là triển khai là cấp tên định danh (Voice brandname) các số điện thoại là các số điện thoại đường dây nóng (hotline) được sử dụng để liên lạc trực tiếp với nhân dân cho các cơ quan nhà nước. Hiện nay, Bộ đang phối hợp với Bộ Công an để triển khai cấp tên định danh cho các đầu mối ngành công an.

Bên cạnh đó, Bộ TT&TT đã chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông cấp tên định danh cho các số hotline chăm sóc khách hàng của mình. Các doanh nghiệp viễn thông cố định phối hợp thực hiện biện pháp ngăn chặn các cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo từ số điện thoại cố định. Trong thời gian tới, Bộ sẽ nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định pháp lý cũng như chỉ đạo nhà mạng áp dụng công nghệ kỹ thuật, nhằm hạn chế tối đa việc phát tán cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo từ số thuê bao cố định này.

Bài, ảnh: THANH HÀ - VĂN PHONG

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh

Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.

Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.

Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam

Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ

Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.

Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh

Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).

TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua

Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.