Nhật Bản tìm cách giải quyết bệnh sốt cỏ khô
Theo Kyodo News, Nhật Bản đã quyết định đẩy nhanh việc thay thế rừng tuyết tùng bằng những cây tạo ra ít phấn hoa hơn như một biện pháp để giải quyết bệnh sốt cỏ khô, một căn bệnh dị ứng được cho là ảnh hưởng đến gần 40% dân số nước này.
Sách Trắng về rừng và lâm nghiệp được thông qua tại cuộc họp mới đây của Chính phủ Nhật Bản lần đầu tiên bao gồm một phần đặc biệt về bệnh sốt cỏ khô. Trong đó, Chính phủ Nhật Bản tuyên bố sẽ đẩy nhanh việc chặt phá rừng tuyết tùng nhân tạo và thay thế chúng bằng những cây tạo ra ít phấn hoa hơn. Nhật Bản đặt mục tiêu giảm khoảng 20% diện tích trồng cây tuyết tùng vào năm tài chính 2033. Sách Trắng cho biết, để đạt được mục tiêu, cần phải bảo đảm lực lượng lao động cho công việc khai thác gỗ, kích thích nhu cầu về gỗ tuyết tùng và tăng cường sản xuất cây ít phấn hoa.
Nhật Bản tìm cách giải quyết bệnh sốt cỏ khô. Ảnh minh họa: nguồn internet |
Tổng diện tích rừng nhân tạo ở Nhật Bản đã tăng gấp đôi từ khoảng 5 triệu héc-ta vào năm 1949 lên khoảng 10 triệu héc-ta hiện nay. Rừng tuyết tùng chiếm khoảng 40% tổng diện tích. Một số lượng lớn cây tuyết tùng đã được trồng để đáp ứng nhu cầu nhà ở trong thời kỳ Nhật Bản tăng trưởng kinh tế nhanh chóng sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
Lượng phấn hoa phát tán tăng lên khi rừng tuyết tùng phát triển, khiến bệnh sốt cỏ khô phổ biến ở Nhật Bản kể từ năm 1970, với nhiều triệu chứng như sổ mũi, hắt hơi và ngứa mắt, chủ yếu là vào mùa xuân. Theo một cuộc khảo sát toàn quốc đối với các bác sĩ tai mũi họng và gia đình họ, ước tính, dị ứng phấn hoa tuyết tùng ảnh hưởng đến 39% dân số Nhật Bản vào năm 2019, tăng mạnh so với con số 16% vào năm 1998. Tháng 5-2023, Chính phủ Nhật Bản đã vạch ra các biện pháp để giải quyết bệnh sốt cỏ khô, bao gồm chỉ định các khu vực ưu tiên gần thành phố để chặt cây tuyết tùng và thay thế bằng các cây khác, mở rộng nhu cầu về gỗ tuyết tùng trong xây dựng...
THU NGA
Tin mới
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.