Nhiễm độc chì nhìn từ “cuộc cách mạng xe điện”
“Cuộc cách mạng xe điện” đang trở thành xu hướng phổ biến trên toàn cầu, nhất là tại các nước phát triển. Những thương hiệu xe điện nổi tiếng như Tesla của Mỹ, Polestar của Thụy Điển... được ưa chuộng bởi sự thân thiện với môi trường, tiết kiệm chi phí cũng như tính thời trang. Ở các nước đang phát triển như Ấn Độ, Thái Lan, Philippines, Pakistan, Bangladesh..., xe ba bánh (còn gọi là xe tuk tuk) điện cũng nhanh chóng thay thế những chiếc xe xăng trên đường phố.
Tuy nhiên, theo Foreign Affairs, bên cạnh những lợi ích không thể phủ nhận, xe điện cũng có phần mặt trái mà ít người biết đến: Mỗi chiếc tuk tuk được trang bị tới 5 bình ắc quy axit chì, chứa tổng cộng gần 300 pound (khoảng 136kg) chì, với tuổi thọ chỉ từ 1 đến 1,5 năm. Điều đó có nghĩa là, sau khoảng 1,5 năm, người ta phải thay ắc quy, trong quá trình đó sẽ có khoảng 60 pound (khoảng 27kg) chì rò rỉ ra môi trường. Chưa kể việc tái chế ắc quy thường được thực hiện tại các cơ sở tái chế quy mô nhỏ và khó kiểm soát.
Thông dụng, dễ kiếm, dễ thay thế, lại có giá thành rẻ hơn nhiều so với pin lithium, đó là lý do vì sao ắc quy axit chì vẫn được sử dụng phổ biến trong nhiều mẫu xe điện. Là một kim loại đặc biệt gây hại cho hệ thần kinh và sức khỏe con người, chì có vô số cách xâm nhập vào không khí, nước, đất, nhà ở khắp thế giới và đã gây ra một cuộc khủng hoảng lớn. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), số người tử vong do nhiễm độc chì trên toàn cầu cao hơn tổng số người tử vong do HIV/AIDS, sốt rét, tiểu đường và do tai nạn giao thông đường bộ. Các ước tính do nhiều tổ chức khác nhau công bố cho thấy, nhiễm độc chì là nguyên nhân gây tử vong cho từ 1,6 triệu đến 5,5 triệu người mỗi năm. Phơi nhiễm chì cũng gây ra thiếu máu, tăng huyết áp, suy thận, suy giảm miễn dịch và ảnh hưởng tới cơ quan sinh sản, chậm phát triển trí tuệ ở trẻ em, bệnh tim mạch ở người lớn, tạo ra gánh nặng cho xã hội.
Xe tuk tuk điện phục vụ du lịch ngày càng phổ biến trên đường phố Bangkok, Thái Lan (ảnh minh họa). Ảnh: The Guardian |
Chì tiếp tục được sử dụng phổ biến có lẽ một phần là bởi mặc dù rất độc nhưng nó lại cực kỳ hữu ích. Nhờ đặc tính là kim loại mềm, nặng, dễ uốn, có khả năng chống ăn mòn, chì được sử dụng để hàn các mối nối, bo mạch điện tử, trong sản xuất đồ trang sức, đạn dược và gắn vào lưới đánh cá để tạo lực chìm... Các chất màu có chứa chì rất sống động và bền nên thường được sử dụng để tạo màu cho sơn, men, mỹ phẩm, son môi và nhất là trong một số loại gia vị thực phẩm.
Từ thập niên 1910, các nhà sản xuất ô tô đã bắt đầu sử dụng xăng pha chì giúp động cơ xe vận hành trơn tru hơn và tiết kiệm tới 30% lượng nhiên liệu tiêu thụ. Cùng với việc ô tô trở thành phương tiện giao thông phổ biến toàn cầu, lượng khí thải khổng lồ từ xăng pha chì gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người. Sau nhiều nỗ lực của nhân loại, xăng pha chì đã hoàn toàn bị loại bỏ trên phạm vi toàn cầu kể từ năm 2021. Ngày nay, xu hướng sử dụng xe điện đang từng bước thay thế xe xăng, song vấn nạn nhiễm độc chì không vì thế mà chấm dứt. Nguy hiểm ở chỗ, nhiễm độc chì không quan sát được bằng mắt thường nên nhiều người, nhiều quốc gia không đánh giá đúng mức độ nghiêm trọng của vấn nạn này.
Tuy nhiên, tình trạng nhiễm độc chì hoàn toàn có thể được giảm thiểu mà không tốn quá nhiều chi phí. Nhiều tổ chức quốc tế đang kêu gọi thế giới nhận thức rõ mức độ nghiêm trọng của nhiễm độc chì để đưa ra hành động cụ thể. Tại Diễn đàn Kinh tế thế giới 2024 ở Davos (Thụy Sĩ), Tổng giám đốc Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) Samantha Power tuyên bố, USAID dành 4 triệu USD tài trợ cho các chương trình thí điểm tại Ấn Độ và Nam Phi nhằm giải quyết tình trạng nhiễm độc chì và sẽ tham gia liên minh toàn cầu với WHO và chương trình môi trường của Liên hợp quốc, hướng tới mục tiêu loại bỏ sơn có chì, tái chế an toàn pin ắc quy axit chì. Ngoài ra, một khoản đầu tư trị giá 350 triệu USD trong vòng 7 năm từ các nhà tài trợ sẽ thúc đẩy các nỗ lực giảm nhiễm độc chì từ thực phẩm và hàng tiêu dùng thông qua các quy định kiểm soát chặt chẽ hơn.
HÀ PHƯƠNG
Tin mới
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.