• Click để copy

Nhiều chuyển biến tích cực trong quản lý và phát huy di sản văn hóa

Năm 2024, lĩnh vực di sản văn hóa (DSVH) Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực từ hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng và ban hành chính sách tới thực thi và triển khai trong thực tiễn.

Những dấu ấn tiêu biểu

Luật DSVH sửa đổi, bổ sung được Quốc hội thông qua ngày 23-11-2024 đã thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về văn hóa và DSVH. Với 10 điểm mới, Luật tác động sâu rộng đến mọi mặt của đời sống văn hóa, xã hội và kinh tế của đất nước, tạo bước chuyển cơ bản về thế và lực cho sự nghiệp quản lý bảo vệ và phát huy giá trị DSVH phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.

Quy định của Luật đồng bộ với các luật liên quan trong hệ thống pháp luật cho phép thực hiện các dự án đầu tư, công trình kinh tế - xã hội, nhà ở riêng lẻ trong khu vực di sản, tạo cơ chế hài hòa giữa bảo tồn DSVH với phát triển kinh tế-xã hội, phát triển du lịch bền vững ở các địa phương, góp phần định vị thương hiệu địa phương, quốc gia và quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam trên trường quốc tế. 

Nhiều chuyển biến tích cực trong quản lý và phát huy di sản văn hóa
Lễ hội truyền thống đình Hùng Lô (xã Hùng Lô, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) thu hút đông đảo nhân dân và du khách. Ảnh: VŨ MẠNH CƯỜNG 

Năm 2024, di sản Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh vào danh mục DSVH phi vật thể đại diện của nhân loại; “Những bản đúc nổi trên 9 đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” được ghi danh vào danh mục di sản tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO... Việt Nam hiện có hơn 40.000 di tích và gần 70.000 DSVH phi vật thể trên cả nước được kiểm kê, trong đó có 34 di sản được UNESCO ghi danh (8 DSVH và thiên nhiên thế giới; 16 DSVH phi vật thể và 10 di sản tư liệu)...

Năm 2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thẩm định, thỏa thuận và trực tiếp có văn bản góp ý 447 quy hoạch dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công tu bổ, tôn tạo di tích tại các địa phương; báo cáo đánh giá tác động môi trường; các dự án, khai thác khoáng sản... Chương trình bảo tồn và phát huy bền vững giá trị DSVH Việt Nam giai đoạn 2021-2025 đã hỗ trợ nguồn vốn đầu tư phát triển 1.428 tỷ đồng tới 17 dự án bảo quản, tu bổ phục hồi di tích quốc gia đặc biệt và một số di tích quốc gia có giá trị tiêu biểu ở 15 địa phương.

Nhiều chuyển biến tích cực trong quản lý và phát huy di sản văn hóa
Nghệ nhân trao truyền nghệ thuật hát Xoan Phú Thọ tới thế hệ trẻ. Ảnh: VŨ MẠNH CƯỜNG 

DSVH phi vật thể được sưu tầm, phục dựng, trao truyền và tổ chức trình diễn; quản lý, bảo vệ di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia tại di tích đã có những bước tiến rõ rệt hơn, số vụ mất cắp cổ vật tại di tích đã giảm hẳn cả về số lượng và mức độ nghiêm trọng...

Các di tích, di sản thế giới ở Việt Nam đã có những đóng góp không nhỏ vào sự bền vững của môi trường. Không ít di sản có các khu vực bảo vệ rộng lớn và còn gìn giữ, bảo tồn hệ sinh thái đa dạng về động, thực vật, nước, hang động, rừng, không khí, góp phần quan trọng vào việc bảo đảm môi trường bền vững, giảm rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu. Năm 2024, chỉ tính riêng 8 DSVH và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam đã đón gần 15 triệu du khách, trong đó có hơn 6,3 triệu khách quốc tế, doanh thu từ vé tham quan và phí dịch vụ trực tiếp ước đạt 7.749 tỷ đồng.

Năm 2024, nhiều bảo tàng đã tích cực, chủ động đổi mới, đa dạng hóa các hoạt động, từng bước đưa bảo tàng trở thành điểm đến hấp dẫn bằng việc đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng giới thiệu nội dung trưng bày và giáo dục DSVH trên không gian số. Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam với kiến trúc độc đáo, công nghệ hiện đại, nội dung và hình thức trưng bày hiện đại, tiệm cận trình độ quốc tế đã lập kỷ lục đón khách tham quan lên tới 40.000 lượt/ngày-đây là con số chưa từng được ghi nhận tại bất kỳ bảo tàng nào của Việt Nam.

Nâng cao nhận thức về di sản văn hóa

Bên cạnh những chuyển biến tích cực nêu trên, nhận thức xã hội về DSVH chưa thật sự đồng đều, sâu sắc và toàn diện, nhất là trong việc xử lý hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển; việc tuyên truyền, quảng bá về DSVH chưa mang lại hiệu quả như mong đợi. Nguồn lực đầu tư cho DSVH còn chưa tương xứng với nhu cầu thực tiễn; kinh phí đầu tư cho hoạt động tu bổ di tích còn thấp dẫn đến tình trạng một số di tích bị xuống cấp, hư hỏng, ảnh hưởng đến sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của người dân. Nguồn nhân lực thực hiện quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị DSVH còn chưa đồng đều, chưa thực sự đáp ứng với yêu cầu.

Nhiều chuyển biến tích cực trong quản lý và phát huy di sản văn hóa
Lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn khuyến khích người dân hăng say lao động sản xuất. Ảnh: THANH TÙNG 

Điều đáng lo là hoạt động đăng ký di vật, cổ vật chưa thực sự tương xứng với hiện trạng di vật, cổ vật hiện đang được lưu trữ trong cộng đồng, dẫn đến việc quản lý, bảo vệ di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia chưa được thực sự hiệu quả, minh bạch. Nguy cơ mai một DSVH phi vật thể, di sản tư liệu còn cao. Hoạt động buôn bán trái phép cổ vật có nguồn gốc ở Việt Nam vẫn đang diễn ra tại một số thị trường buôn lậu quốc tế, chủ yếu là các cổ vật có giá trị bị đưa ra khỏi Việt Nam trong thời gian chiến tranh. 

Trong thời gian tới, các cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, các địa phương cần tổ chức thực hiện tốt và có hiệu quả Luật DSVH và một số chương trình về văn hóa mà Chính phủ đã phê duyệt. Tiếp tục phối hợp, hướng dẫn các tỉnh/thành phố xây dựng và hoàn thiện các hồ sơ khoa học đề nghị UNESCO công nhận, ghi danh. Cần thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch, quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt làm cơ sở thực hiện các dự án, công trình bảo vệ, phát huy giá trị DSVH và các công trình thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, phát triển du lịch của các địa phương.

Ngành văn hóa cần phối hợp với các cơ quan, các tổ chức quốc tế xây dựng danh mục di vật, cổ vật nguồn gốc Việt Nam có giá trị hiện đang bị lưu lạc ở nước ngoài. Từng bước đề xuất phương án thu hồi, mua, đưa những di vật, cổ vật này về nước theo Công ước 1970. Tăng cường tuyên truyền, quảng bá, nâng cao nhận thức của toàn xã hội đối với sự nghiệp bảo vệ và phát huy di sản văn hóa; tổ chức liên hoan trình diễn, triển lãm về di sản văn hóa; tăng cường các hoạt động trưng bày, giới thiệu di sản văn hóa tại các trung tâm văn hóa Việt Nam tại nước ngoài và các bảo tàng có quan hệ hợp tác với Việt Nam. Tăng cường công tác xã hội hóa hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị DSVH gắn với phát triển du lịch; tiếp tục tổ chức các chương trình đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ nhằm nâng cao năng lực, trình độ khoa học cho đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực DSVH thông qua các cuộc tập huấn, đào tạo ngắn hạn, dài hạn ở trong và ngoài nước. Đặc biệt, cần đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tư liệu hóa hệ thống tài liệu và xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về DSVH.

TS HOÀNG ĐẠO CƯƠNG, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Tin mới

Phát hiện, ngăn chặn 1.500 kg chân gà không rõ nguồn gốc xuất xứ
Phát hiện, ngăn chặn 1.500 kg chân gà không rõ nguồn gốc xuất xứ

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/05/2025 về mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; căn cứ chỉ đạo của lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn, Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn và Chi cục Quản lý thị trường.

Cao Bằng: Kiểm tra, thu giữ gần 1,4 tấn nguyên liệu thuốc lá không rõ nguồn gốc xuất xứ
Cao Bằng: Kiểm tra, thu giữ gần 1,4 tấn nguyên liệu thuốc lá không rõ nguồn gốc xuất xứ

Chi Cục QLTT tỉnh Cao Bằng vừa phối hợp Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh; Đội Kiểm soát Hải quan, Chi cục Hải quan Khu vực VI; Công an xã Tri Phương, huyện Trùng Khánh thu giữ gần 1,4 tấn nguyên liệu thuốc lá không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xử phạt 18 triệu đồng đối với hộ kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ và nhập lậu
Xử phạt 18 triệu đồng đối với hộ kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ và nhập lậu

Ngày 20/5, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 2, Chi cục QLTT tỉnh Ninh Bình vừa tiến hành kiểm tra tại Hộ kinh doanh Đinh Văn Cương (Tổ dân phố Ghềnh, phường Yên Bình, thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình).

Phát hiện, tiêu hủy 1 tấn chả chay không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Phát hiện, tiêu hủy 1 tấn chả chay không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1, Chi cục QLTT tỉnh Phú Yên vừa ban hành quyết định xử phạt ông V.Đ.T với số tiền 17.000.000 đồng và buộc tiêu hủy 1.000 kg thực phẩm là chả chay không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Tỷ phú Elon Musk lên kế hoạch rút lui khỏi chính trường Mỹ
Tỷ phú Elon Musk lên kế hoạch rút lui khỏi chính trường Mỹ

Ngày 20-5, tỷ phú Elon Musk cho biết ông sẽ tiếp tục đảm nhiệm vai trò Giám đốc điều hành của Tesla trong ít nhất 5 năm tới, đồng thời có kế hoạch cắt giảm chi tiêu cho các hoạt động chính trị nhằm xoa dịu mối lo ngại của một số nhà đầu tư về tương lai của nhà sản xuất xe điện có giá trị nhất thế giới.

Mỹ công bố kế hoạch phòng thủ tên lửa có tổng kinh phí 175 tỷ USD
Mỹ công bố kế hoạch phòng thủ tên lửa có tổng kinh phí 175 tỷ USD

Ngày 20-5, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa "Vòm Vàng" (Golden Dome), với tổng kinh phí lên tới 175 tỷ USD, dự kiến sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động trước khi kết thúc nhiệm kỳ của ông.