• Click để copy

Nhìn thẳng - Nói thật: Quản lý văn học bằng lý, bằng tình

Văn học cũng như các loại hình nghệ thuật khác, mang trong mình sứ mệnh cao cả đối với xã hội con người. Với hàng loạt chức năng quan trọng như giáo dục, thẩm mỹ, nhận thức, giải trí, dự báo... văn học có tác dụng giúp đời sống con người trở nên phong phú hơn, tốt đẹp và nhân văn hơn.

Mặt khác với tư cách loại hình nghệ thuật, văn học đề cao tính sáng tạo, sự tự do trong sáng tạo, cá tính của người nghệ sĩ. Mọi sự khuôn mẫu, rập khuôn, máy móc đều khiến “văn chương lâm nguy”, trở thành thứ nghệ thuật xơ cứng, thô ráp, không có linh hồn, không có sức sống. Và dĩ nhiên những tác phẩm như thế sẽ bị quên lãng vì không có tác dụng tích cực gì đối với con người cũng như sự phát triển của thể loại. Sự tự do trong sáng tạo văn học nói riêng, nghệ thuật nói chung là điều cần phải được tôn trọng.

Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc văn học có tự do tuyệt đối, không cần sự quản lý của các cơ quan chức năng. Cái gì cũng có tính hai mặt. Văn chương nói riêng, nghệ thuật nói chung có thể cứu người, nâng đỡ tâm hồn con người, nhưng cũng có thể hại người, thậm chí phương hại đến cả một quốc gia, dân tộc. Chẳng thế mà từ trước, các cụ nhà ta đã khuyên con cháu “cảnh giác”, không được đọc các loại “dâm thư”, “tà thư”... Nhìn rộng ra thế giới, chúng ta sẽ thấy việc văn học chịu sự định hướng, quản lý là chuyện bình thường.

Nhìn thẳng - Nói thật: Quản lý văn học bằng lý, bằng tình
 Ảnh minh họa: Dangcongsan.vn

Trong bài viết “Về loại tiểu thuyết bị cấm trong lịch sử Trung Quốc”, nhà nghiên cứu Phương Lựu cho biết: Vào đời Tống, năm Hiếu Tông thứ 7, triều đình đã “ra lệnh cấm khắc in những “dị thuyết thư tịch”. Đời Minh, một trong tứ đại kỳ thư của văn học cổ điển Trung Quốc là “Thủy hử” bị xem là “tặc thư”, đã ra lệnh cấm, hủy.

Ở phương Tây, việc quản lý văn học cũng diễn ra một cách bình thường. Tiểu thuyết nổi tiếng “Ulysses” (1922) của James Joyce bị cấm ở Mỹ, Anh vì lý do “đồi trụy” đến tận những năm 30 của thế kỷ trước. Tình trạng tương tự cũng diễn ra với kiệt tác “Lolita” của Nabokov. Theo dịch giả Dương Tường, tác phẩm bị cấm xuất bản ở Mỹ, Anh, Pháp vì những cáo buộc liên quan đến văn hóa phẩm đồi trụy.

Những dẫn dụ ở trên phản ánh hai điều. Thứ nhất, quản lý văn học là việc làm đương nhiên của bất cứ quốc gia, chế độ nào. Không có một quốc gia nào, dân chủ đến mấy, tự do đến mấy lại không quản lý văn học. Câu nói kinh điển của triết gia người Pháp Jean-Baptiste Say: “Không có con đê pháp luật án ngữ thì tự do chỉ là một dòng sông phá hoại” đúng trong mọi trường hợp, mà văn chương không ngoại lệ. Thứ hai, quan trọng hơn, việc quản lý văn học cần khéo léo, tinh tế của cơ quan quản lý. Văn chương vốn đa nghĩa, đặc biệt tinh tế nên có nhiều cách đọc, cách hiểu khác nhau. Việc quy chụp một cách thô thiển, chỉ đạo bằng cách ra mệnh lệnh cứng nhắc sẽ dẫn đến những hậu quả, sai lầm nghiêm trọng như trường hợp các kiệt tác văn học ở trên gặp phải, ngay ở các nước tự xưng là dân chủ, tiên tiến nhất. Do đó, cách quản lý văn học tốt nhất chính là sự định hướng, dẫn dắt người viết hướng đến các giá trị nhân văn, phù hợp với lợi ích quốc gia, dân tộc, với thời đại mình sinh sống. Để làm được điều đó đòi hỏi đội ngũ làm công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý nhà nước, tham mưu về văn học-nghệ thuật thực sự phải có tâm và có tầm.

Quản lý mà như không quản lý thì phải quản lý theo hướng có lý, có tình, “đánh vào nhân tâm” nhà văn, khiến họ tự ý thức được những gì cần làm và không nên làm, những gì cần viết và không nên viết. Nếu làm được như vậy nền văn học mới có bệ đỡ vững chắc để phát triển mạnh mẽ.

Tiến sĩ ĐOÀN MINH TÂM

Tin mới

Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh

Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.

Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.

Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam

Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ

Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.

Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh

Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).

TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua

Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.