• Click để copy

Nhìn thẳng - Nói thật: Sống nhạt, viết nhạt

Nói đến văn chương thì không thể không nói đến sứ mệnh cao cả của người viết. Nhà văn, với tư cách là “cha đẻ” của những “đứa con tinh thần”, nếu muốn “đứa con” lành lặn thì trước hết bản thân người sáng tạo ra nó cũng phải lành lặn về trí tuệ, tâm hồn.

Nhà văn mà “khuyết tật” về phẩm giá nhân cách có lẽ rất khó “thai nghén” và cho ra đời những tác phẩm văn chương thấm đượm giá trị chân-thiện-mỹ.

Triết học liên văn hóa (the intercultural philosophy) của thời hội nhập toàn cầu quan niệm cây xanh nhà văn phải cắm sâu chùm rễ khỏe mạnh vào ba mảnh đất: Cuộc sống lao động của nhân dân, văn hóa dân tộc, văn hóa nhân loại để hút dưỡng chất văn hóa. Nhìn từ góc độ tiếp nhận, độc giả thời công nghệ 4.0 chỉ đón đọc những gì mới mẻ, tiến bộ có giá trị tư tưởng và nghệ thuật, phù hợp với thị hiếu thẩm mỹ. Văn học nghệ thuật là vấn đề tư tưởng. Một tác phẩm có tư tưởng luôn có giá trị giáo dục cao, nó hướng con người vươn tới giá trị chân-thiện-mỹ. Nhưng để có tư tưởng phải là quá trình lâu dài từ thấu hiểu (nhận thức) sâu sắc cuộc sống đến thấu cảm (tình cảm) vào hình tượng rồi truyền cảm (nghệ thuật) tới đối tượng tiếp nhận.

Nhìn thẳng - Nói thật: Sống nhạt, viết nhạt

                             Các tác giả nhận giải thưởng văn học nghệ thuật năm 2020.

Thế nên nhà văn phải là người có phẩm chất chính trị tốt, tâm hồn trong sáng, biết đau đời và yêu đời, tác phẩm của anh ta mới có sức chinh phục, thuyết phục. Muốn “ướp” được người thì mình phải mặn trước là vậy. “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du có câu: “Ngổn ngang trăm mối bên lòng/ Nên câu tuyệt diệu ngụ trong tính tình”. Không “ngổn ngang trăm mối”, không “đau đớn lòng” không thể có “câu tuyệt diệu” được. Chàng nghệ sĩ Trương Chi phải “thậm xấu”, tức phải sống trong nhức nhối nỗi đau mới có thể tạo ra tiếng sáo hay nức lòng người. Khi gặp bi kịch, tiếng sáo của chàng càng có hồn hơn.

Để hiểu đời, không còn cách nào khác, phải lặn sâu vào dòng đời đang tuôn chảy. Để am hiểu văn hóa truyền thống dân tộc và nhân loại, không còn cách nào khác phải nâng cao tri thức, phải biết ngoại ngữ... Sáng tạo văn chương là sự đơn nhất, cá biệt, không lặp lại nên nhà văn không chỉ là người biết nhiều, đọc nhiều, còn phải tìm ra con đường đi riêng để tìm tòi, khám phá, phát hiện. Đó là quá trình thật sự nhọc nhằn nhưng vinh quang. Chủ thể sáng tạo quyết định chất lượng sáng tác. Tác phẩm là thước đo trung thực nhất chất sống nhà văn.

Soi những vấn đề mang tính nguyên lý trên vào thực trạng văn học nước nhà sẽ dễ dàng lý giải vì sao năm qua không thấy có thành tựu nào đáng chú ý. Cứ nhàn nhạt. Cứ quanh quẩn. Vì nhiều người viết cứ nhàn nhạt, cứ quanh quẩn, thậm chí có người cứ loay hoay... Không chỉ thế, một số người còn sa vào suy thoái, biến chất. Là tinh hoa của văn hóa, nhà văn phải là tấm gương mẫu mực về lẽ sống đẹp, lối sống đẹp. Thế mà, có người lại mắc vào những “nghi án” đáng xấu hổ. Dư luận đang xôn xao có sự “thương mại hóa” trong dịch thuật để “đưa văn học Việt Nam ra thế giới”. Có không ít “văn sĩ” chẳng lo sự viết nhưng lại mê mải chuyện ngoài văn chương: Chạy vào hội, chạy ngôi vị, chạy giải, chạy “mánh”, mải in danh thiếp, mải dò la, mải viết đơn kiện tụng... Mới đây lại có sự kiện vinh danh một “nhà thơ thế giới” (!?). Đó chẳng phải là sự háo danh đến chua chát đáng buồn sao, bởi trên thế gian này chẳng ở đâu có cái danh hiệu to tát, kệch cỡm ấy! Lại có không ít trường hợp đầu tư công sức, trí tuệ cho tác phẩm thì ít nhưng chăm chú “đầu tư” cho “lễ ra sách” thì nhiều. Khi “lễ” đi qua thì bạn đọc cũng quên luôn tên sách!

Chỉ có tác phẩm mới làm nên danh hiệu nhà văn. Miệt mài sống, cần cù học, chăm chỉ viết, kết hợp với năng khiếu, tài năng và cơ hội thuận lợi mới có thể cho ra đời tác phẩm hay. Lời nhắn nhủ của nhà văn Nam Cao “Sống đã rồi hãy viết” vừa là chân lý, vừa là nguyên lý. Là người tạo ra sản phẩm văn hóa (tác phẩm) nên nhà văn tất yếu phải có phẩm chất văn hóa, không chỉ thể hiện trong văn chương mà còn biểu hiện trong cuộc đời. Văn là người. Phẩm chất văn hóa kém cỏi sao nhà văn có thể sáng tạo ra tác phẩm hay?

NGUYÊN THANH

Bài liên quan

Tin mới

Tổng thống Burundi tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tổng thống Burundi tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, chiều 4-4, Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Burundi đã tới thăm Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam (thuộc 2 phường Tây Mỗ và Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội).

Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương gặp Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan
Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương gặp Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan

Sáng 4-4 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Yerevan, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đã có cuộc gặp làm việc với Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 4-4 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga đã thăm Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan - niềm tự hào không chỉ của Armenia mà còn của cả khu vực.

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và phu nhân, Tổng thống nước Cộng hòa Burundi Évariste Ndayishimiye và phu nhân thực hiện chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 3 đến 6-4. Sáng 4-4, sau lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Évariste Ndayishimiye.

Nhà Vua và Hoàng hậu Bỉ kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam
Nhà Vua và Hoàng hậu Bỉ kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Trưa 4-4, Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde của Vương quốc Bỉ rời Thành phố Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 31-3 đến ngày 4-4, theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.

Đề nghị kỷ luật nguyên Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình
Đề nghị kỷ luật nguyên Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình

Trong các ngày 31-3 và 3-4, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương họp kỳ thứ 55. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc chủ trì kỳ họp.