Những bóng hồng phá vỡ rào cản dưới biển sâu
Với nỗ lực nhằm tăng cường sự hiện diện của nữ giới trong môi trường quân đội, hải quân nhiều nước đang đào tạo và cho phép nữ sĩ quan phục vụ tại các đơn vị tàu ngầm. Hàn Quốc là quốc gia mới nhất góp mặt trong xu hướng được coi là mang tính toàn cầu này.
Theo thông tin đăng tải trên website của kênh truyền hình KBS, đầu tháng 10-2023, hải quân Hàn Quốc đã tổ chức lễ tốt nghiệp khóa đào tạo cơ bản về tàu ngầm cho 125 học viên tại một căn cứ hải quân quan trọng ở Changwon, cách thủ đô Seoul gần 300km về phía Đông Nam.
Đáng chú ý, trong số 125 học viên tốt nghiệp có 9 người là nữ và họ sẽ là các nữ sĩ quan và hạ sĩ quan đầu tiên tham gia phục vụ trên các tàu ngầm của hải quân Hàn Quốc. Truyền thông Hàn Quốc cho biết, các nữ quân nhân này sẽ được biên chế cho hai tầm ngầm ROKS Dosan Ahn Changho và ROKS Ahn-mu với các vai trò khác nhau, có thể là sĩ quan tình báo chuyên thu thập và phân tích dữ liệu cần thiết cho việc điều hướng, hoạt động của tàu ngầm hoặc vận hành các thiết bị radar và thiết bị phát hiện tàu ngầm của đối phương, hệ thống vũ khí, bảo trì động cơ.
Theo tờ The Korea Times, trước đây nữ quân nhân không được phép phục vụ trên tàu ngầm 1.200 tấn và 1.800 tấn của Hàn Quốc do không gian trên các con tàu này khá chật hẹp, rất bất tiện cho việc sinh hoạt và làm việc của nữ giới. Nhưng giờ đây, với việc Hàn Quốc tự chế tạo được các tàu ngầm hạng trung 3.000 tấn như ROKS Dosan Ahn Changho và ROKS Ahn-mu, rào cản đã được dỡ bỏ.
Đó là bởi, các tàu ngầm này có thiết kế đặc biệt với không gian phục vụ cho hoạt động và sinh hoạt của nữ giới. Cũng có thể nói rằng, sự ra đời của các tàu ngầm có kích thước lớn hơn mở ra cánh cửa để các nữ quân nhân Hàn Quốc đặt chân vào môi trường quân sự hoàn toàn mới lạ.
Nữ binh sĩ Hàn Quốc tham gia khóa đào tạo về tàu ngầm tại căn cứ hải quân ở Changwon. Ảnh: Yonhap |
Trên thực tế, từ năm 2014, Hàn Quốc đã tính tới việc cho phép nữ sĩ quan thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến tàu ngầm. Tiếp đó, tháng 7-2022, hải quân Hàn Quốc công bố một sự thay đổi chính sách mang tính bước ngoặt khi chính thức tuyển nữ quân nhân làm việc trên tàu ngầm.
Quyết định này đã tạo điều kiện để nữ quân nhân Hàn Quốc có cơ hội được tham gia vào mọi hoạt động tác chiến của quân đội, ngoại trừ một số nhiệm vụ đặc biệt. Ban đầu, hải quân Hàn Quốc chỉ có kế hoạch tuyển 4 nữ sĩ quan làm việc trên tàu ngầm, song sau đó chỉ tiêu đã được tăng do số đơn đăng ký quá nhiều. Dự kiến, khi hải quân Hàn Quốc có thêm những chiếc tàu ngầm hạng trung thì số lượng nữ thủy thủ phục vụ trên hạm đội tàu ngầm của nước này cũng sẽ tăng theo.
Sáng kiến cho phép nữ sĩ quan tham gia phục vụ trên tàu ngầm xuất phát từ một số nguyên nhân, trước hết là do ngày càng có nhiều ý kiến lo ngại về việc quân đội Hàn Quốc phải đối mặt với tình trạng thiếu nhân lực trầm trọng do tỷ lệ sinh thấp. Ngoài ra, đây còn là bước đi nhằm thực hiện cam kết thúc đẩy bình đẳng giới và đa dạng giới tính trong lực lượng vũ trang giống như quân đội nhiều nước đang thực hiện.
Trang BNN Breaking cho rằng, việc quân đội các nước cho phép nữ quân nhân làm việc trong môi trường tàu ngầm đang là xu hướng toàn cầu. Bởi, trước Hàn Quốc đã có tới 13 quốc gia đưa ra chính sách tương tự, bao gồm: Argentina, Australia, Canada, Đan Mạch, Pháp, Đức, Nhật Bản, Hà Lan, Na Uy, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Mỹ và Anh.
Người ta gọi 9 nữ sĩ quan tàu ngầm đầu tiên của Hàn Quốc là những bóng hồng phá vỡ rào cản dưới biển sâu, để từ đó họ bước vào môi trường đặc biệt vốn trước đây chỉ dành cho nam giới.
TRUNG DŨNG
Tin mới
Ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
Sáng 12-11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, ngành giáo dục và đào tạo Thủ đô tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành (1954-2024) và 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11-1982/20-11-2024); đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Chính phủ đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân
Chiều 12-11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trả lời chất vấn, báo cáo làm rõ các vấn đề liên quan đến điều hành của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn trước Quốc hội.
Báo chí và mạng xã hội: Cạnh tranh hay hợp tác?
Đại biểu Hoàng Đức Thắng (đoàn Quảng Trị) nêu quảng cáo là nguồn thu quan trọng của báo chí và trận địa cạnh tranh khốc liệt giữa báo chí với mạng xã hội, nhưng báo chí đang lép vế và thua trên sân nhà với 80% doanh thu quảng cáo "chảy" về mạng xã hội.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Đến tháng 6-2025, phủ sóng di động tất cả những vùng lõm sóng
Không có sóng di động ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người dân. Chính vì vậy, chất vấn Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, nhiều đại biểu quan tâm tới các giải pháp xóa vùng lõm sóng viễn thông.
Hội nghị liên tịch giữa Bộ CHQS tỉnh Kon Tum và Bộ CHQS tỉnh Attapeu (Lào)
Sáng 12-11, tại Bộ CHQS tỉnh Kon Tum đã diễn ra Hội nghị liên tịch thường niên lần thứ XIX năm 2024 giữa Bộ CHQS tỉnh Kon Tum và Bộ CHQS tỉnh Attapeu (Lào). Đại tá Nguyễn Thế Vinh, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Kon Tum và Thiếu tướng Xokxay Phimmala, Chỉ huy trưởng Chính trị Bộ CHQS tỉnh Attapeu (Lào) đồng chủ trì hội nghị.
Kinh doanh giầy giả, Hộ kinh doanh bị xử phạt 16 triệu đồng
Đội QLTT số 2 Cục QLTT tỉnh Hải Dương vừa tổ chức giám sát việc tiêu huỷ 97 đôi giầy thể thao giả mạo nhãn hiệu “Adidas và hình” là tang vật trong vụ việc buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu.