Những điểm đáng lưu ý trong Chính sách Ngoại thương 2023 của Ấn Độ và cơ hội cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam
Ấn Độ ban hành Chính sách Ngoại thương 2023, trong đó đặt trọng tâm cho việc tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất trong nước để thúc đẩy xuất khẩu, là cơ hội tốt cho doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu các nhóm hàng nông thủy sản nguyên liệu, máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp, phân bón, hóa chất… sang Ấn Độ.
Vụ Thị trường châu Á châu Phi cho hay ngày 31/3/2023, Ấn Độ đã công bố Chính sách Ngoại thương (Foreign Trade Policy – FTP) 2023. Chính sách có hiệu lực từ ngày 01/4/2023, bắt đầu năm tài chính 2023-2024.
Ảnh minh họa |
Đáng chú ý trong Chính sách ngoại thương 2023 này, Ấn Độ công bố mục tiêu xuất khẩu đạt 2000 tỷ vào năm 2030, trong đó, mục tiêu xuất khẩu hàng hóa đạt 1000 tỷ USD và mục tiêu xuất khẩu dịch vụ đạt 1000 tỷ USD vào năm 2030. Theo mục tiêu này, dự kiến tăng trưởng xuất khẩu hàng năm của Ấn Độ sẽ đạt mức 10%. Trên thực tế, kết thúc năm tài chính 2022-2023 (tháng 4/2022 – tháng 3/2023), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Ấn Độ đã đạt 1161 tỷ. Trong đó, xuất khẩu đạt 447 tỷ USD, tăng 6% so với năm tài chính 2021-2022; Nhập khẩu đạt 714 tỷ USD, tăng 16,5% so với năm tài chính 2021-2022.
Chính sách Ngoại thương 2023 của Ấn Độ cũng sẽ gắn liền với việc Ấn Độ thực hiện đơn giản hóa hoạt động kinh doanh thông qua quản lý, cấp phép và phê duyệt các giấy tờ trực tuyến, cắt giảm thủ tục hành chính và cắt giảm chi phí thực hiện các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp. Ấn Độ mong muốn có thể thúc đẩy và tạo thuận lợi cho hoạt kinh doanh, thương mại, giúp tiết kiệm thời gian và tài chính cho doanh nghiệp; đẩy mạnh và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất trong nước để hiện thực hóa Chiến lược “Make in India”.
Trong bối cảnh Ấn Độ đưa ra Chính sách ngoại thương 2023 với nhiều điểm đáng lưu ý như trên, đồng thời thúc đẩy tạo môi trường kinh doanh thuận lợi nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước, Ấn Độ dự kiến sẽ tiếp tục gia tăng việc nhập khẩu các nguyên phụ liệu, nguyên liệu cho hoạt động sản xuất phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Các mặt hàng và nhóm mặt hàng dự báo Ấn Độ sẽ tiếp tục gia tăng nhập khẩu gồm nhóm hàng nông thủy sản, gia vị, nhóm hàng phục sản xuất nông nghiệp, máy móc thiết bị nông nghiệp.
Đây sẽ là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm và mong muốn thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ, đặc biệt là đối với các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như nông sản (cà phê, hạt tiêu, hạt điều, quế, hồi, gừng, nghệ…), thủy sản nguyên liệu, phân bón, hóa chất, máy móc nông nghiệp, các sản phẩm hàng tiêu dùng….
Các doanh nghiệp quan tâm đến thị trường Ấn Độ có thể liên hệ Bộ Công Thương (Vụ Thị trường châu Á – châu Phi) hoặc Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ để tìm hiểu thêm thông tin cũng như để được tư vấn, giải đáp, hỗ trợ.
Ấn Độ hiện là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Việt Nam. Kim ngạch thương mại Việt Nam - Ấn Độ chiếm khoảng 80% tổng kim ngạch của Việt Nam với các nước Nam Á khác. Trong khi đó, Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ 23 trên thế giới và lớn thứ 4 trong khu vực ASEAN của Ấn Độ. Năm 2022, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ đạt 15 tỷ USD, mức cao nhất từ trước đến nay. Việt Nam và Ấn Độ còn nhiều tiềm năng và lợi thế hợp tác trong các lĩnh vực như nông, thủy sản, sản xuất công nghiệp, dệt may, da giày.
Trong 4 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Ấn Độ đạt 4,9 tỷ USD, giảm 11% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ đạt 2,7 tỷ USD, giảm 5% so với cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên, các mặt hàng xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam sang Ấn Độ vẫn đạt kim ngạch tăng so với cùng kỳ, cụ thể: gỗ và sản phẩm từ gỗ (đạt 21 triệu USD, tăng 171%); giày dép các loại (đạt 73 triệu USD, tăng 20%); hàng dệt, may (đạt 44,6 triệu USD, tăng 2,7%); sản phẩm từ cao su (đạt 5,2 triệu USD, tăng 21%); cà phê (đạt 27 triệu USD, tăng 73%); sắt thép các loại (đạt 142 triệu USD, tăng 590%)…
TẠP CHÍ QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
Tin mới
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.