Nỗ lực của những người lính thị trường Hà Nội
Trong “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2023” diễn ra từ ngày 15/4 đến 15/5/2023, với quyết tâm giữ thị trường trong sạch, bảo vệ quyền lợi và sức khỏe của người tiêu dùng Thủ đô, Cục QLTT thành phố Hà Nội đã thực hiện kiểm tra, xử lý 175 vụ việc, xử phạt hành chính hơn 1,7 tỷ đồng, buộc tiêu hủy tang vật trị giá gần 1,4 tỷ đồng
10 tấn nguyên liệu sản xuất kem quá hạn sử dụng; 01 tấn cánh gà không rõ nguồn gốc; 840 kg trứng non gia cầm đông lạnh, 40 kg nầm động vật đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có kiểm dịch động vật, có hiện tượng bốc mùi khó chịu; 2.579 thùng móng giò lợn đông lạnh đã hết hạn sử dụng; 400kg thịt trâu đông lạnh quá hạn sử dụng; hơn 6.000 sản phẩm ăn liền không rõ xuất xứ; 480 lít rượu và hàng trăm lít rượu màu thủ công không rõ nguồn gốc xuất xứ… là những con số đáng báo động về tình trạng vi phạm an toàn thực phẩm trên địa bàn Thủ đô thời gian qua. Rất may, toàn bộ số thực phẩm “bẩn” trên đã bị QLTT Hà Nội và các lực lượng liên ngành phối hợp kiểm tra và thu giữ.
Qua kiểm tra cho thấy, tình trạng sản xuất, kinh doanh hàng thực phẩm có chứa các chất cấm, chất bảo quản không có trong danh mục diễn ra ngày càng nghiêm trọng, với mức độ vi phạm tinh vi hơn trước. Bên cạnh đó, nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm quá hạn, chứa nhiều vi sinh vật gây hại, có độc tố. Nhiều thực phẩm ô nhiễm nặng được tái chế biến để có vẻ ngoài tươi mới, thường không gây ngộ độc cấp tính nhưng gây ảnh hưởng về lâu dài đối với sức khỏe người tiêu dùng; hàng hóa hết hạn sử dụng…
Đại diện Cục QLTT Hà Nội chia sẻ, thời gian qua, lực lượng liên ngành thực hiện kiểm tra khá chặt và liên tiếp bắt giữ các vụ tập kết, vận chuyển, sản xuất, kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng…
Triển khai cao điểm kiểm tra trong tháng hành động vì an toàn thực phẩm, chiều tối ngày 25/4/2023, Đội QLTT số 7 chủ trì, phối hợp với Công an huyện Thanh Trì tiến hành kiểm tra đối với Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và sản xuất Tràng Tiền số 10, tại huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội. Tại đây, Đoàn kiểm tra đã tiến hành tạm giữ toàn bộ số hàng hóa vi phạm gồm: 9.360kg nguyên liệu sản xuất quá hạn sử dụng ghi trên vỏ hộp và 30.000 que kem thành phẩm vừa được sản xuất trong ngày và dùng nguyên liệu từ lô kem sữa hết hạn sử dụng đang có tại cơ sở. Tổng trị giá lô hàng khoảng 360 triệu đồng.
Ngày 13/4, Đội QLTT số 10 phối hợp với Công an huyện Mê Linh kiểm tra kho lạnh thuộc Công ty CP sản xuất thương mại dịch vụ Nam Khải Phú, phát hiện và tạm giữ 2.579 thùng móng giò lợn đông lạnh đã hết hạn sử dụng, có tổng trọng lượng 51.589kg, trị giá hàng hóa trên 1,1 tỷ đồng.
Cũng trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2023, Đoàn kiểm tra liên ngành đã liên tiếp phát hiện, thu giữ và xử lý hơn 1 tấn thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ, không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn Hà Nội. Cụ thể, thu giữ 533 kg thực phẩm đông lạnh gồm: Đùi gà, gà ủ muối, mỡ lợn… tại cơ sở kinh doanh thực phẩm đông lạnh, phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm; thu giữ 20 thùng carton chứa 900 gói xúc xích và 5.400 gói cánh gà ăn liền trên một xe tải đang di chuyển trên đường Trần Duy Hưng, đoạn qua Trung tâm thương mại Big C Thăng Long.
Mới đây, chiều ngày 12/06/2023, Đội QLTT số 9 phối hợp với Đội Cảnh sát kinh tế - Công an quận Tây Hồ tiến hành kiểm tra một cơ sở kinh doanh thực phẩm tại địa chỉ số 4 đường nước Phần Lan, quận Tây Hồ. Tại đây, Đoàn kiểm tra phát hiện 975kg cánh gà được đóng gói trong 65 bao tải dứa, là hàng đông lạnh, không rõ nguồn gốc, đã biến đổi màu sắc.
Tiếp đó, tiến hành kiểm tra đột xuất tại Hộ kinh doanh Phương Trang tại La Phù, huyện Hoài Đức, Đội QLTT số 24 phối hợp với lực lượng chức năng kiểm tra phát hiện 750 gói cánh gà (25gam/gói); 240 gói đùi gà (35 gam/gói); 2.400 gói chân gà (32gam/gói)…
Đây chỉ là một vài trong số rất nhiều vụ việc kiểm tra, phát hiện về thực phẩm mà QLTT Hà Nội phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý trong thời gian gần đây. Nhằm ngăn chặn tình trạng vi phạm, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn đối với người tiêu dùng và nguy cơ bất ổn đối với tình hình kinh tế, xã hội trên địa bàn Thủ đô, lực lượng chức năng xác định, công tác kiểm tra không chỉ diễn ra trong các dịp cao điểm Lễ, Tết hay Tháng hành động vì an toàn thực phẩm mà phải diễn ra thường xuyên, có sự phối hợp liên ngành.
Theo đó, lực lượng chức năng cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm đối với từng công đoạn của "chuỗi cung cấp thực phẩm"; chú trọng các cơ sở cung cấp thực phẩm cho nhiều người, cơ sở kinh doanh dịch vụ giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ…; đẩy mạnh phong trào quần chúng phát hiện, tố giác hành vi vi phạm an ninh, an toàn thực phẩm; tạo dư luận xã hội, người tiêu dùng lên án, tẩy chay các sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm an toàn thực phẩm.
Thời gian tới, Cục QLTT thành phố Hà Nội sẽ tập trung kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, đặc biệt chú trọng nguồn gốc và chất lượng sản phẩm, thực phẩm, nông sản, thực phẩm tươi sống; Kiểm tra một số loại độc tố có hại trong thực phẩm chế biến, nguyên liệu chăn nuôi; Đẩy mạnh truyền thông, đưa tin cảnh báo người tiêu dùng biết và tránh sử dụng; Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, góp phần bảo vệ quyền lợi, đảm bảo sức khoẻ của người tiêu dùng.
THEO TẠP CHÍ QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
Tin mới
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.