Nỗ lực gieo chữ nơi đại ngàn
Giữa đại ngàn núi rừng Tây Bắc, nằm e ấp dưới chân núi Con Voi, vẫn còn đó những điểm trường lẻ khó khăn thuộc Trường Mầm non Lương Sơn tại xã Lương Sơn, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
Lào Cai chào đón chúng tôi bằng đợt rét đầu mùa đông, những cơn mưa phùn, gió rít đưa mùi ẩm của đất và mùi nấm từ trên rừng xuống. Để tìm vào được Trường Mầm non Lương Sơn, chúng tôi phải nhờ chính quyền địa phương đưa tới bởi đường đi trơn trượt, nhiều khúc cua và dốc cao hiểm trở. Xã Lương Sơn chỉ có 1 trường mầm non, trong đó, nhà trường có 1 điểm trung tâm và 2 điểm trường lẻ (điểm trường Phia và điểm trường Sài).
![]() |
Tiết học ngoại khóa của cô và trò Trường Mầm non Lương Sơn. |
Chạm vào mắt tôi ngay khi bước qua cánh cổng trường là dòng chữ: “Con đường đến với trái tim trẻ chỉ có thể là tình thương của cô”. “Mỗi giáo viên đến vùng cao đều mang theo sự hy sinh thầm lặng để ươm mầm con chữ sinh sôi nảy nở trên vùng đất khó này. Họ không chỉ là những người thầy mà còn là những người mẹ, người bạn thấu hiểu, chăm sóc và giáo dục trẻ”, cô Vi Thị Thuật, Phó hiệu trưởng Trường Mầm non Lương Sơn chia sẻ.
Nhà trường có 189 em học sinh từ 2-5 tuổi chia thành 9 lớp. Trong đó hơn 90% các em thuộc dân tộc thiểu số là người Tày, Mông, Dao... Chia sẻ về những khó khăn cô Thuật cho biết, diện tích các điểm trường còn hạn chế, khó mở rộng diện tích và thiếu các phòng chức năng. Hiện nay, cơ sở vật chất trường lớp, đồ dùng, đồ chơi đã được đầu tư song chưa đồng bộ và chưa đủ các danh mục thiết bị, đồ dùng theo quy định, đặc biệt là các lớp 2-3 tuổi.
![]() |
Cán bộ nhà trường làm công tác điều tra phổ cập đến từng nhà. Ảnh: Lý Hương |
Không chỉ vậy, nhà trường còn gặp nhiều khó khăn trong công tác tuyên truyền và phối hợp cùng phụ huynh. Bởi đa phần phụ huynh là người đồng bào dân tộc ít người, thường xuyên đi làm ăn xa gửi con cho ông bà chăm sóc. Vì vậy, mỗi đầu năm học, nhà trường sẽ cử một tổ làm công tác điều tra phổ cập, “đi từng ngõ, gõ từng nhà” vận động các em trong độ tuổi đi học được cắp sách tới trường. Những năm trở lại gần đây, nhà trường đã đạt chỉ tiêu, huy động được hơn 30% trẻ từ 0-2 tuổi ra lớp, 100% các em từ 3-5 tuổi đến trường.
Cô Thuật dẫn tôi đi tham quan dọc hành lang lớp học, những gương mặt lấm lem, đôi mắt vô tư đang chăm chú nghe giảng bài. Thấy chúng tôi, các bạn nhỏ tự giác khoanh tay đồng thanh “Chúng con chào cô ạ” khiến tôi cảm nhận được dù trường còn gặp nhiều khó khăn nhưng các em được giáo dục tốt, được học những điều hay lẽ phải, mở ra những ước mơ, hy vọng bằng sự nhiệt huyết của các thầy, cô giáo vùng cao.
Hơn 10 năm công tác tại Trường Mầm non Lương Sơn, cô Nguyễn Thị Yến chia sẻ: “Để công tác giảng dạy ở vùng cao đạt hiệu quả, vai trò của các giáo viên bám trường, bám bản rất quan trọng. Chúng tôi-những người giáo viên vùng cao phải thực hiện tốt phương pháp “4 cùng”: Cùng ăn, cùng ở, cùng làm và cùng sử dụng tiếng bản địa với học sinh.
![]() |
Cô giáo ân cần dạy chữ cho các em nhỏ. |
Tôi vẫn nhớ những ngày mới về trường nhận công tác, lớp tôi có em Sùng Thị Hoa Cúc, 2 tuổi, người dân tộc Mông. Ngày mới đi học em chưa biết nói, không nghe hiểu được tiếng phổ thông. Bởi hằng ngày em sống cùng ông bà và người dân trong bản chỉ nói tiếng Mông. Không hiểu được ngôn ngữ của trẻ, vì vậy, sau mỗi ngày dạy, tôi lại lặn lội đi vào trong bản học tiếng địa phương, từ những câu đơn giản như: ăn cơm, uống nước... Ngoài ra, tôi còn học thêm ngôn ngữ cơ thể, ngôn ngữ cử chỉ để giao tiếp với trẻ. Nhờ nỗ lực không ngừng, chỉ sau một tháng, cô và trò đã có thể giao tiếp với nhau, những bài giảng cũng trở nên dễ dàng hơn. Khi đến trường nhìn thấy các em học sinh chăm ngoan, tình yêu con chữ của các em khiến các thầy, cô nơi đây có thêm động lực bám lớp, bám bản để gieo chữ trên những điểm trường”.
Trên đoạn đường trở về, một lần nữa đi qua những cung đường ngoằn ngoèo, gồ ghề, sương mù vẫn còn vương trên vai áo, tôi lại càng thêm thán phục, trân trọng các thầy, cô giáo vùng cao. Dù còn nhiều khó khăn nhưng những người thầy giáo, cô giáo vùng cao vẫn đang ngày đêm miệt mài gieo từng con chữ ở nơi bản làng xa xôi, hẻo lánh để những ước mơ trẻ thơ được gieo mầm.
Bài, ảnh: PHƯƠNG NINH
Tin mới
Phát hiện, ngăn chặn 1.500 kg chân gà không rõ nguồn gốc xuất xứ
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/05/2025 về mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; căn cứ chỉ đạo của lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn, Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn và Chi cục Quản lý thị trường.
Cao Bằng: Kiểm tra, thu giữ gần 1,4 tấn nguyên liệu thuốc lá không rõ nguồn gốc xuất xứ
Chi Cục QLTT tỉnh Cao Bằng vừa phối hợp Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh; Đội Kiểm soát Hải quan, Chi cục Hải quan Khu vực VI; Công an xã Tri Phương, huyện Trùng Khánh thu giữ gần 1,4 tấn nguyên liệu thuốc lá không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Xử phạt 18 triệu đồng đối với hộ kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ và nhập lậu
Ngày 20/5, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 2, Chi cục QLTT tỉnh Ninh Bình vừa tiến hành kiểm tra tại Hộ kinh doanh Đinh Văn Cương (Tổ dân phố Ghềnh, phường Yên Bình, thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình).
Phát hiện, tiêu hủy 1 tấn chả chay không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1, Chi cục QLTT tỉnh Phú Yên vừa ban hành quyết định xử phạt ông V.Đ.T với số tiền 17.000.000 đồng và buộc tiêu hủy 1.000 kg thực phẩm là chả chay không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tỷ phú Elon Musk lên kế hoạch rút lui khỏi chính trường Mỹ
Ngày 20-5, tỷ phú Elon Musk cho biết ông sẽ tiếp tục đảm nhiệm vai trò Giám đốc điều hành của Tesla trong ít nhất 5 năm tới, đồng thời có kế hoạch cắt giảm chi tiêu cho các hoạt động chính trị nhằm xoa dịu mối lo ngại của một số nhà đầu tư về tương lai của nhà sản xuất xe điện có giá trị nhất thế giới.
Mỹ công bố kế hoạch phòng thủ tên lửa có tổng kinh phí 175 tỷ USD
Ngày 20-5, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa "Vòm Vàng" (Golden Dome), với tổng kinh phí lên tới 175 tỷ USD, dự kiến sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động trước khi kết thúc nhiệm kỳ của ông.