Nỗi lo giáo dục đại học
Con số gần 100 trường đại học đang tìm mọi cách để thu hút, bổ sung thí sinh cho đủ chỉ tiêu tuyển sinh vào trường gợi cho chúng ta nhiều suy nghĩ. Nhiều trường đại học cần bổ sung từ 200 đến 500 chỉ tiêu nhưng số thí sinh đăng ký chỉ dừng lại ở con số vài chục em.
Tỷ lệ nhận hồ sơ bổ sung so với số lượng chỉ tiêu tuyển sinh ở nhiều trường còn thấp, như: Học viện Hàng không Việt Nam là 100/500; Trường Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh (Phân hiệu Quảng Ngãi) là 20/200; Trường Đại học Mở TP Hồ Chí Minh là 65/100...
Năm nay cả nước có gần 673.600 thí sinh trúng tuyển đợt 1, nhưng có tới 122.000 thí sinh đỗ đại học không nhập học. Năm ngoái, số thí sinh bỏ nhập học đại học đợt 1 là 118.000 em. Như vậy, trong hai năm 2023-2024, có 240.000 thí sinh thi đỗ đợt 1 nhưng từ chối vào đại học. Có nhiều lý do khiến thí sinh thi đỗ nhưng không nhập đại học vì: Học phí và chi phí học đại học quá khả năng chi trả; đi lao động xuất khẩu; học cao đẳng, trung cấp nghề với chi phí rẻ hơn, sớm ra trường có việc làm; một số thí sinh có điều kiện kinh tế thì đi du học.
![]() |
Nhiều trường đại học cần bổ sung từ 200 đến 500 chỉ tiêu nhưng số thí sinh đăng ký chỉ dừng lại ở con số vài chục em. Ảnh minh họa: tuoitrethudo.vn |
Theo thống kê của 110 trường đại, học phí của sinh viên năm học 2024-2025 phổ biến từ 20 đến 35 triệu đồng. Mức thu năm nay của nhiều trường tăng khoảng 10% so với năm học trước. Đó là chưa kể sinh viên phải chi tiền thuê phòng trọ, điện, nước, internet, ăn uống, gửi xe, học thêm chứng chỉ ngoại ngữ, tin học... Đó là những con số phần nào chứng minh trường đại học thời nay không phải làm điểm đến của nhiều học sinh; cũng không phải là ước mơ, khát vọng cháy bỏng của đại đa số học sinh sau khi rời ghế nhà trường phổ thông như cách nay hơn một thập niên về trước; lại càng không phải là con đường duy nhất làm nên sự nghiệp, công danh của mỗi bạn trẻ.
Vài ba năm trở lại đây, dư luận từng băn khoăn thông qua các nhận định: “Khó như trượt đại học”, “Đại học ngày càng mất giá”, “Nhiều trường đại học “ế” hàng trăm chỉ tiêu tuyển sinh”... Điều đó cho thấy sức hút của giáo dục đại học không còn hấp dẫn như xưa.
Căn nguyên sâu xa của thực trạng nêu trên không chỉ bắt nguồn từ việc cấp phép mở quá nhiều trường đại học, nhất là đại học cấp địa phương mà còn là hệ quả tất yếu của việc “nở rộ” quá nhiều ngành, nghề đào tạo bậc đại học, mà không tính toán đến nhu cầu của thị trường lao động xã hội. Theo thống kê gần đây của Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực (Bộ Giáo dục và Đào tạo), chỉ 56% sinh viên khi tốt nghiệp ra trường có việc làm đúng ngành học, nhưng phần lớn bị đánh giá thiếu cả kỹ năng lẫn kiến thức thực tiễn chuyên môn.
Như vậy, giáo dục đại học ở nước ta hiện nay không chỉ chạy theo số lượng (tăng chỉ tiêu tuyển sinh, mở rộng ngành nghề đào tạo) mà còn có cả biểu hiện chưa bảo đảm chất lượng. Hiện nay, phần lớn trường đại học đều công bố 3 công khai (công khai cam kết chất lượng giáo dục và chất lượng giáo dục thực tế; công khai điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục; công khai thu chi tài chính), trong đó nhiều trường công bố hằng năm tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp tìm được việc làm từ 80% đến 95% ở hầu hết ngành, nghề đào tạo, nhưng dư luận lại không khỏi hoài nghi về sự “đánh bóng” tỷ lệ này.
Trong các nhiệm kỳ gần đây, Đảng ta xác định một trong 3 đột phá chiến lược của đất nước là đột phá về chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao. Để hiện thực hóa chủ trương này, việc đầu tư cho giáo dục đại học là rất cần thiết. Nhưng để tránh tình trạng “đại học hóa” tràn lan khiến nhiều cơ sở đại học ngày càng “mất giá” về tuyển sinh, thì ngành giáo dục và bản thân mỗi cơ sở đào tạo đại học phải sớm khắc phục những hạn chế, yếu kém nội tại; kiên quyết chấn chỉnh những biểu hiện tiêu cực có thể hủy hoại uy tín, thanh danh của môi trường giáo dục đại học.
YÊN DƯƠNG
Tin mới
Đề nghị kỷ luật nguyên Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình
Trong các ngày 31-3 và 3-4, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương họp kỳ thứ 55. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc chủ trì kỳ họp.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào Khamtay Siphandone
Sáng 4-4, tại Đại sứ quán Lào tại Việt Nam, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã viếng và ghi sổ tang tưởng niệm đồng chí Đại tướng Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào.
Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Burundi
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và phu nhân, Tổng thống nước Cộng hòa Burundi Évariste Ndayishimiye và phu nhân đã đến Thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 3 đến 6-4.
Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk về Sở Công Thương
UBND tỉnh Đắk Lắk vừa có quyết định về việc sắp xếp, tổ chức lại cơ cấu tổ chức của Sở Công thương, trong đó tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk (thuộc Bộ Công thương) và tổ chức lại thành Chi cục Quản lý thị trường tỉnh trực thuộc Sở Công Thương.
Thu giữ 1.500 điếu cigar nhập lậu tại Hà Nội
Đội Quản lý thị trường số 1 - Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội đã tiến hành kiểm tra đột xuất một cơ sở kinh doanh tại quận Long Biên, qua đó phát hiện khoảng 1.500 điếu cigar cùng thuốc lá ngoại nhập lậu, có dấu hiệu tiêu thụ trái phép.
Phòng chống buôn lậu thuốc lá: Nhiều thách thức đặt ra
Tại Toạ đàm với chủ đề "Phòng chống buôn lậu thuốc lá: Nhiều thách thức đặt ra" do Báo Tiền phong tổ chức ngày 2/4/2025 đại diện bộ ngành, cơ quan quản lý cho rằng thực trạng buôn lậu thuốc lá nói chung và thuốc lá mới nói riêng vẫn không ngừng gia tăng, mặc dù lệnh cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng từ Nghị quyết 173/2024/QH15.