Ông Erdogan tái đắc cử Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ
Theo AFP, rạng sáng 29-5 theo giờ Hà Nội, cuộc đua song mã trong vòng 2 cuộc bầu cử tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã ngã ngũ với chiến thắng thuộc về đương kim Tổng thống Recep Tayyip Erdogan. Với chiến thắng này, Tổng thống Erdogan sẽ lãnh đạo đất nước thêm 5 năm và trở thành một trong những người cầm quyền lâu nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Hội đồng bầu cử tối cao Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, với 99,43% số phiếu đã được kiểm, đương kim Tổng thống Erdogan đã giành được 52,14% số phiếu ủng hộ, trong khi ông Kemal Kilicdaroglu - lãnh đạo Đảng Nhân dân Cộng hòa (CHP) đối lập và cũng là ứng cử viên của Liên minh quốc gia đối lập gồm 6 đảng, chỉ giành được 47,68% số phiếu bầu. Ông Kilicdaroglu cũng đã thừa nhận thất bại và chấp nhận kết quả bỏ phiếu.
Ngay sau kết quả bầu cử được Hội đồng bầu cử tối cao Thổ Nhĩ Kỳ công bố, nhiều người dân đã đổ ra đường tại Istanbul và nhiều thành phố lớn khác ở Thổ Nhĩ Kỳ để ăn mừng chiến thắng của Đảng “Công lý và Phát triển” và cá nhân Tổng thống Erdogan.
![]() |
Tổng thống Recep Tayyip Erdogan tuyên bố giành chiến thắng. Ảnh: Reuters |
Phát biểu sau khi giành chiến thắng, Tổng thống Erdogan cảm ơn các cử tri Thổ Nhĩ Kỳ đã giao trọng trách cho ông quyền điều hành đất nước tới năm 2028, đồng thời kêu gọi người dân đoàn kết. “Đã đến lúc gác lại những tranh chấp của chiến dịch bầu cử và đạt được sự thống nhất và đoàn kết xung quanh những giấc mơ của quốc gia chúng ta”, Tổng thống Erdogan phát biểu trước đám đông tập trung bên ngoài Dinh Tổng thống ở Ankara.
Lãnh đạo nhiều quốc gia trên thế giới như Tổng thống Mỹ, Thủ tướng Anh, Tổng thống Nga, Tổng thống Ai Cập, Tổng thống Iran và Quốc vương Qatar ngay lập tức đã chúc mừng chiến thắng của ông Erdogan. “Chiến thắng này là bằng chứng rõ ràng về sự ủng hộ của người dân Thổ Nhĩ Kỳ cho những nỗ lực của ông Erdogan nhằm củng cố chủ quyền quốc gia và theo đuổi chính sách ngoại giao độc lập”, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh trong tuyên bố trên trang thông tin của Điện Kremlin. Còn trong lời chúc mừng ông Erdogan tái cử tổng thống trên trang Twitter, Tổng thống Mỹ Joe Biden nhấn mạnh: “Tôi mong đợi tiếp tục phối hợp (với ông Erdogan) với tư cách những đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) về các vấn đề song phương và những thách thức toàn cầu chung”.
![]() |
Tổng thống Recep Tayyip Erdogan phát biểu trước những người ủng hộ ngày 28-5. Ảnh: bfmtv.com |
Ông Erdogan sinh ngày 26-2-1954 ở Istanbul. Ông từng tốt nghiệp Khoa Kinh tế và Khoa học Thương mại Trường Đại học Marmara ở Istanbul. Ông Erdogan được bầu làm Thị trưởng Istanbul trong cuộc bầu cử địa phương ngày 27-3-1994. Ông Erdogan là Thủ tướng của Thổ Nhĩ Kỳ trong suốt 11 năm trước khi trở thành Tổng thống vào năm 2014.
Cho đến nay, ông Erdogan đã có tổng cộng 20 năm nắm quyền trên cương vị Tổng thống hoặc Thủ tướng. Năm ngoái, ông Erdogan đã đóng vai trò trung gian trong một thỏa thuận giúp nông sản của Ukraine được xuất khẩu qua Biển Đen.
Theo báo Le Monde, cuộc bầu cử tổng thống vừa qua có ý nghĩa quan trọng, mang tính bước ngoặt trong vòng 100 năm qua ở Thổ Nhĩ Kỳ. Tái đắc cử tổng thống lần này, ông Erdogan sẽ phải chèo lái đưa đất nước vượt qua những khó khăn, như cải thiện cuộc sống người dân trong bối cảnh lạm phát tăng cao cũng như hậu quả của trận động đất kinh hoàng xảy ra hồi tháng 2 vừa qua; định hình chính sách đối ngoại của quốc gia thành viên NATO này trong giai đoạn tới...
PHƯƠNG LINH (theo Le Monde, AFP)
Tin mới
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.