• Click để copy

Phát huy nguồn lực lễ hội gắn với phát triển kinh tế Thủ đô

Sau một thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, từ giữa năm 2022 và đầu năm 2023, mọi phương diện kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa ở nước ta nói chung và Hà Nội nói riêng đã có nhiều khởi sắc.

Sự trở lại của các hoạt động văn hóa không chỉ tạo nên sự phấn khởi, vui tươi của người dân mà còn là bước phát triển của văn hóa trong bối cảnh mới trên mọi lĩnh vực. Trong đó, lễ hội truyền thống là nơi không chỉ mang những di sản văn hóa đa dạng, phong phú của cha ông, mà còn luôn luôn thể hiện sự sáng tạo và phục hưng văn hóa của người dân.

Tiềm năng trong dân gian

Khởi đầu mùa lễ hội năm Quý Mão 2023 là Lễ hội gò Đống Đa mồng 5 tháng Giêng, Lễ hội cướp cầu làng Thúy Lĩnh (Lĩnh Nam, Hoàng Mai) và ngay ngày hôm sau-6 tháng Giêng là một loạt lễ hội lớn trên địa bàn Hà Nội như: Hội Gióng (Sóc Sơn), Lễ hội đền Hai Bà Trưng (Mê Linh), Lễ hội Cổ Loa, Lễ hội Chùa Hương. Chỉ tính riêng Lễ hội Cổ Loa, dù ngày mồng 6 tháng Giêng mới khai hội, nhưng từ ngày Mồng Một, du khách đã nườm nượp đổ về; đặc biệt, tối mồng 5 tháng Giêng, huyện Đông Anh tổ chức lễ đón bằng công nhận Lễ hội Cổ Loa được ghi danh vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia rất long trọng, càng thu hút du khách mọi miền về dự hội.

 Tái hiện nghi lễ rước vua độc đáo trong Lễ hội đền Sái, làng Thụy Lôi, xã Thụy Lâm (Đông Anh, Hà Nội).Ảnh: NAM NGUYỄN

 Tái hiện nghi lễ rước vua độc đáo trong Lễ hội đền Sái, làng Thụy Lôi, xã Thụy Lâm (Đông Anh, Hà Nội).Ảnh: NAM NGUYỄN

Hà Nội là thành phố của sự đa dạng, có lịch sử ngàn năm văn hiến, nguồn tài nguyên dồi dào, đa dạng về loại hình và có giá trị cao về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật với 5.922 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 2.396 di tích đã được xếp hạng, 1.182 di tích quốc gia, 1.202 di tích cấp thành phố. Về di sản văn hóa phi vật thể, Hà Nội có 1.793 di sản, trong đó có 1.206 lễ hội. Như vậy, có thể thấy tiềm năng lễ hội truyền thống của Hà Nội rất phong phú. Hầu hết các di tích đều có lễ hội liên quan hoặc được tổ chức tại đó. Thêm vào đó, Hà Nội còn là nơi hội tụ tinh hoa nghề thủ công truyền thống của cả nước.

Trong số khoảng 5.400 làng nghề ở Việt Nam, riêng Hà Nội chiếm 1/3 số làng nghề với khoảng 1.350 làng nghề và làng có nghề, trong đó có hơn 300 làng nghề thủ công truyền thống tiêu biểu. Mỗi làng nghề đó từ xa xưa vốn đã có truyền thống mở hội thờ tổ nghề và vinh danh nghề thủ công nổi tiếng của họ như một phong tục lâu đời. Tiếp động lực cho các di sản, di tích, làng nghề, lễ hội là việc ghi danh vào danh mục văn hóa phi vật thể và văn hóa vật thể hằng năm của quốc gia được đẩy mạnh từ phía các cơ quan quản lý nhà nước. Chẳng hạn như gần đây nhất (năm 2022), những di sản văn hóa phi vật thể của Hà Nội, trong đó có lễ hội truyền thống gắn với nghệ thuật rối nước Đào Thục, Mo Mường, Lễ hội Cổ Loa cùng một số di sản văn hóa phi vật thể khác đã được công nhận ở cấp quốc gia. Tất cả những điều đó như động lực thúc đẩy sự phục hưng của lễ hội truyền thống trên địa bàn Hà Nội.

“Mỏ vàng” cho các nhà kinh doanh

Một trong những hoạt động phục hưng lễ hội ở Hà Nội nổi bật trong thời gian này, phải kể đến việc huyện Đông Anh triển khai đề án xây dựng Đền thờ Ngô Quyền trong khu vực Di tích Cổ Loa, nơi ngài đã làm lễ xưng vương lập quốc sau 1.000 năm Bắc thuộc. Kèm theo việc xây dựng đền thờ là đề án tổ chức lễ hội về nhân vật và sự kiện quan trọng này. Đây sẽ là một điểm nhấn cho Khu di tích Cổ Loa và sẽ đem lại sự phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa cho một quận mới trong tương lai-quận Đông Anh. Công việc đang được các cấp chính quyền tiến hành để sớm có một điểm di sản vật thể và phi vật thể quan trọng tại Hà Nội. Khi đó, một lần nữa chúng ta lại có thêm bằng chứng về sự kết hợp hài hòa và thành công giữa di sản văn hóa vật thể và phi vật thể-điều mà Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam, ông Christian Manhart đã đánh giá cao về chúng ta.

Ví dụ thêm về sự phục hưng lễ hội ở Hà Nội là việc quận Đống Đa đang tiến hành khôi phục đám rước của Lễ hội chùa Láng. Đám rước này có từ lâu đời, thời gian vừa qua bị lãng quên, nay đang được người dân tha thiết đề nghị khôi phục. Bởi vì đây là một đám rước vô cùng hoành tráng và ý nghĩa, rước kiệu thánh Từ Đạo Hạnh từ chùa Láng qua sông Tô Lịch, sau đó đi dọc bờ sông về phía Cầu Giấy, qua chùa Hoa Lăng thăm mẹ, chùa Tam Huyền thăm cha. Một hành trình dọc bờ sông kéo dài mấy cây số về gần Cầu Giấy, đi qua các làng cổ bên sông Tô xưa thật sự là một đám rước tuyệt đẹp ngay giữa khu vực nay đã là nội thành của Hà Nội. Do đó, đây sẽ là một sự kiện văn hóa thu hút khách du lịch đông đảo của Hà Nội trong tương lai.

Lý do của việc phục hưng này còn cho thấy một vấn đề vô cùng quan trọng, đó là càng ngày, Nhà nước cũng như chính quyền thành phố Hà Nội càng coi trọng vai trò của văn hóa trong sự phát triển kinh tế của đất nước, nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của văn hóa, trong đó có lễ hội truyền thống.

Những hội thảo quốc gia về văn hóa diễn ra trong năm 2022 và những tháng đầu năm 2023 vừa qua đã khẳng định, văn hóa không chỉ là một món ăn tinh thần thuần túy mà đang là một nguồn lực để phát triển kinh tế ngày càng mạnh mẽ, đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Văn hóa không phải chỉ là tiêu tiền mà còn góp phần làm ra tiền, vì sự phát triển của đất nước, bên cạnh là động lực của sự phát triển, là “soi đường cho quốc dân đi” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định.

Thực tế du lịch văn hóa thời gian qua đã chứng minh: Với số lượng du khách đông đảo và sẽ càng đông hơn bởi nhu cầu tâm linh, nhu cầu giải trí của con người trong xã hội hiện đại ngày càng cao thì sự phục hưng các lễ hội và những hoạt động dịch vụ liên quan sẽ là “mỏ vàng” cho các nhà kinh doanh. Bởi vậy, không ngạc nhiên khi tất cả lễ hội truyền thống ở các làng hay trong phố của Hà Nội đang cố gắng duy trì những giá trị vốn có của lễ hội, đồng thời khai thác triệt để những gì bị quên lãng hay mai một, để các lễ hội truyền thống trở lại như xưa và sáng tạo thêm những giá trị mới, phục vụ cho cuộc sống hôm nay.

Du khách đến Hà Nội, một Thành phố vì hòa bình, Thành phố sáng tạo và Thành phố văn hóa thì vai trò của văn hóa luôn được quan tâm hàng đầu. Lễ hội truyền thống luôn kèm theo các tín ngưỡng, phong tục, tập quán của cư dân địa phương, các sản phẩm ẩm thực, nghề thủ công, nghệ thuật trình diễn... của riêng Hà Nội, đó chính là những giá trị văn hóa đặc sắc để hấp dẫn và níu chân du khách ở lại Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn lực tiềm tàng để Hà Nội có thể khai thác, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của Thủ đô ngàn năm văn hiến.

GS, TS LÊ HỒNG LÝ, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh

Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.

Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.

Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam

Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ

Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.

Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh

Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).

TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua

Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.