Phát triển phương pháp điều trị ung thư thông qua sử dụng AI
Một nghiên cứu mới do nhóm chuyên gia tại Đại học Canterbury (New Zealand) thực hiện cho thấy việc sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các chuyên gia y tế xây dựng chiến lược điều trị ung thư hiệu quả hơn, từ đó giúp tăng khả năng cứu sống người bệnh.
Đây là kết quả nghiên cứu trong vòng 4 năm của nhóm nghiên cứu do Phó giáo sư Alex Gavryushkin tại Trung tâm Nghiên cứu Toán Sinh học thuộc Đại học Canterbury dẫn đầu.
Trong nghiên cứu, các chuyên gia đã phát triển các thuật toán phân tích dữ liệu sinh học liên quan đến các bệnh di truyền phức tạp - chẳng hạn như ung thư và bệnh gout - nhằm giúp phát triển phác đồ điều trị dựa trên dữ liệu di truyền.
Phó giáo sư Gavryushkin cho biết: “Phương pháp tiếp cận y học truyền thống thường xem xét nhiều bệnh nhân trong một tình trạng cụ thể nhằm lựa chọn ra phương pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên, đối với nhiều loại bệnh, trong đó có ung thư, tình trạng ở mỗi bệnh nhân rất khác nhau mặc dù họ có triệu chứng giống nhau. Do vậy, việc áp dụng cùng một loại thuốc và liệu pháp sẽ không phát huy hiệu quả.” Ông nhấn mạnh “bộ gene chính là câu trả lời cho điều đó”.
![]() |
Trí tuệ nhân tạo (AI) có khả năng phân tích nhanh một lượng lớn dữ liệu, giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán ung thư. |
Phó giáo sư Gavryushkin chia sẻ nhóm nghiên cứu của ông đã phát triển và “đào tạo” các thuật toán của mình về dữ liệu gene và dữ liệu lâm sàng để kết nối tình trạng của từng bệnh nhân với những kiến thức và phương pháp đã được biết đến trong sinh học, y học. Sau đó, họ đã tiến hành thử nghiệm lâm sàng để đưa ra các khuyến nghị hữu ích, chẳng hạn như kết hợp các loại thuốc khác nhau trong điều trị.
Ông đánh giá công nghệ này sẽ cho phép các chuyên gia y tế đưa ra các phác đồ điều trị ung thư hiệu quả hơn, kiềm chế khả năng phát triển của các tế bào kháng trị liệu, đồng thời giúp việc chăm sóc y tế trở nên thuận tiện hơn. Do vậy, nghiên cứu của nhóm chủ yếu tập trung vào ưu tiên và lập kế hoạch cho các phương pháp điều trị theo hướng giảm thiểu nguy cơ phát triển các kiểu gene kháng trị liệu. Nguy cơ xấu nhất xảy ra sau điều trị là quần thể các tế bào kháng trị liệu phát triển trở lại.
Phó giáo sư Gavryushkin khẳng định phương pháp sử dụng AI này có thể sẽ đóng vai trò như một trợ lý y học hoạt động một cách tin cậy cho các bác sĩ điều trị ung thư. Ông kỳ vọng phương pháp sẽ được ứng dụng trên toàn cầu, đặc biệt là ở những nơi mà các bác sĩ có thể không được đào tạo chuyên sâu về di truyền học hoặc không có thời gian để nghiên cứu tất cả các tài liệu trước đó về di truyền.
Trong giai đoạn tiếp theo, nhóm nghiên cứu sẽ tập trung thử nghiệm công nghệ mới nói trên trong mối tương tác với các bệnh nhân, bác sĩ điều trị ung thư và các nhà nghiên cứu dịch tễ học.
Ngoài ra, nhóm của Phó giáo sư Gavryushkin cũng đang áp dụng các thuật toán nhằm điều trị bệnh gout, một căn bệnh di truyền phức tạp khác. Cả hai dự án nghiên cứu đều có sự cộng tác với các nhà nghiên cứu, chuyên gia y học đến từ New Zealand, Thụy Sĩ, Tây Ban Nha và Mỹ.
TTXVN
Tin mới
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025
Sáng 20-5, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các Phó thủ tướng chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025.
Xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền gắn với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực tài chính, ngân hàng
Ngày 19-5, Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 67/CĐ-TTg gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu triển khai thực hiện Kế hoạch xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền gắn với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đến hết tháng 7-2025 phải cơ bản hoàn thành việc xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia
Sáng 19-5, kiểm tra tiến độ xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, TP Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương hoàn thành trung tâm để chào mừng, phục vụ Triển lãm thành tựu của đất nước dịp 80 năm Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945 / 19-8-2025) và Quốc khánh 2-9 (2-9-1945 / 2-9-2025). Cùng đi có lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, TP Hà Nội.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công xây dựng cầu Tứ Liên, Hà Nội
Sáng 19-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu, từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa, TP Hà Nội.
Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku
Sáng 19-5, Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.
Xử phạt gần 50 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh mỹ phẩm giả mạo nhãn hiệu và mỹ phẩm nhập lậu
Ngày 14/5/2025 Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, xử phạt đối với Hộ kinh doanh Nguyễn Anh Minh, địa chỉ tổ dân phố Lai Sơn, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc với số tiền 46 triệu đồng về các hành vi vi phạm Buôn bán hàng hóa (mỹ phẩm) giả mạo nhãn hiệu, Kinh doanh hàng hóa (mỹ phẩm) nhập lậu, đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy toàn bộ mỹ phẩm vi phạm trị giá 47 triệu đồng.