• Click để copy

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành điều hành xuyên đêm từ tâm bão; Sáng 28/09, Thừa Thiên Huế vẫn cấm người dân ra đường

Rạng sáng ngày 28/09, bão số 4 có tên quốc tế Noru đã vào đất liền, trên khu vực Thừa Thiên Huế-Quảng Ngãi, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 8, giật cấp 10. Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã thức trắng đêm ở tâm bão Thừa Thiên Huế điều hành chống bão. Đến 7h sáng ngày 28/09, Thừa Thiên Huế vẫn còn mưa to, gió mạnh, Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh ra thông báo tiếp tục cấm người dân ra đường

ạnh, Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh ra thông báo tiếp tục cấm người dân ra đường

Theo Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) của tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành từ chiều ngày 27/09 đã có mặt tại Thừa Thiên Huế, về nhiều địa phương thăm hỏi người dân, kiểm tra hoạt động phòng chống bão Noru; lúc 0h ngày 28/09, từ trung tâm điều hành của (PCTT&TKCN) của tỉnh Thừa Thiên Huế, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã triệu tập các đầu cầu báo cáo diễn biến tình hình, các ảnh hưởng của bão.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chỉ đạo xuyên đếm chống bão tại Thừa Thiên HuếPhó Thủ tướng Lê Văn Thành chỉ đạo xuyên đếm chống bão tại Thừa Thiên Huế.

Ông Hoàng Đức Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng thuỷ văn cho biết, vào 0h ngày 28/09, vị trí bão ở 15,8 độ vĩ Bắc, 109 độ kinh đông, cách Đà Nẵng – Quảng Nam 80km. Bão đã gây gió mạnh ở đảo Lý Sơn cấp 10, giật cấp 12. Bão cập bờ khoảng 3-4h sáng với gió bão cấp 11-13, giật cấp 15. Gió mạnh nhất tập trung vào Đà Nẵng, Quảng Nam và nam Thừa Thiên Huế.

Phó Thủ tướng đề nghị các địa phương báo cáo, cập nhật nhanh về tình hình, diễn biến, thiệt hại, những vấn đề phát sinh đột xuất, khó khăn qua số đường dây nóng để ban chỉ huy tiền phương sẽ điều động lực lượng hỗ trợ. Phó Thủ tướng chỉ đạo: "Thiên tai diễn biến bất thường, khó lường trước, không thể chủ quan. Đề nghị các đồng chí khi diễn biến phức tạp thì báo cáo ngay lập tức", "làm hết sức để hạn chế tối đa thiệt hại về người và tài sản".

Một số nhà bị sập đổ tại Phú Lộc do bão NoruMột số nhà bị sập đổ tại Phú Lộc do bão Noru.

Đến 07h sáng ngày 28/09, bão vẫn đang hoành hành trên đất liền khu vực Thừa Thiên Huế-Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 120km tính từ tâm bão.

Do ảnh hưởng của bão Noru nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có mưa to như Nam Đông 360mm. UBND tonh tiếp tục chỉ đạo “cấm người dân ra đường”

Theo báo cáo bước đầu, nhiều nơi trên địa bàn thành phố Huế, huyện Phú Lộc, Nam Đông, Hương Trà… nhiều nhà dân bị tốc mái, hàng nghìn cây xanh bị bật gốc, gãy đổ. Trước tình hình đó, ngay từ sáng nay Đại tá Nguyễn Thanh Tuấn, Giám đốc Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã chỉ đạo lực lượng công an các địa phương phối hợp, giải toả nhanh các tuyến đường cây xanh ngã đổ, gây ách tắc giao thông, nguy hiểm cho người di đường; đồng thời tuần tra tuyên truyền, nhắc nhở người dân không đi vào tuyến đường nguy hiểm.

Theo Thượng tá Nguyễn Anh Tuấn – Trưởng phòng CSGT CAT: Trước, trong và sau bão, đơn vị đã triển khai 100% lực lượng đảm bảo an toàn giao thông đường bộ, đường thuỷ. Ngay khi bão suy yếu, đơn vị huy động lực lượng tuần tra, kiểm soát, kịp thời phối hợp dọn cây gãy đổ trên một số tuyến đường quan trọng. Còn theo thượng tá Hoàng Liên Sơn – Phó Công an TP. Huế: Trên địa bàn một số phường, xã nhất ở trung tâm TP. Huế, cây xanh đổ gãy khá nhiều. Dưới sự chỉ đạo của BGĐ Công an tỉnh, đơn vị huy động lực lượng phối hợp các đơn vị khẩn trương cưa, dọn, đến nay cơ bản đã thông tuyến. Đơn vị tiếp tục triển khai lực lượng giúp dân khắc phục hậu quả bão số 4.

Trên tuyến Quốc lộ 1ATrên tuyến Quốc lộ 1A.

Theo ban chỉ huy PCTT&TKCN, trong ngày 28/09, khu vực Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum tiếp tục có mưa rất to với lượng mưa phổ biến 100-150mm, có nơi trên 200mm. Từ ngày 28/09 đến ngày 29/09 khu vực Bắc Trung Bộ, có mưa vừa, mưa to với lượng mưa phổ biến từ 100-250mm/đợt, có nơi trên 300mm/đợt. Đề phòng nguy cơ xảy ra lũ quét trượt lở đất ở vùng núi, ngập úng tại vùng thấp, trủng.

Một số hình ảnh thiệt hại ghi nhận bước đầu do bão Noru tại Thừa Thiên Huế

                                                                                                                                   Minh Tích- Nguyễn Vương

Bài liên quan

Tin mới

Tính ưu việt của mô hình đầu tư công - quản trị tư
Tính ưu việt của mô hình đầu tư công - quản trị tư

Mô hình đầu tư công-quản trị tư có thể được xem là một giải pháp nhằm tháo gỡ phần nào những khó khăn của tái thiết kiến trúc-cảnh quan trở thành công trình văn hóa-nghệ thuật. Nhiều chuyên gia cho rằng cần mạnh dạn thử nghiệm ở một số dự án nhỏ, rút kinh nghiệm cho mô hình còn khá mới mẻ này.

Tặng thưởng 25 tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật
Tặng thưởng 25 tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật

Tối 19-9, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức lễ trao tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2023.

Tinh túy văn hóa giao tiếp của người Bắc Ninh xưa
Tinh túy văn hóa giao tiếp của người Bắc Ninh xưa

Thời Minh Mạng, tỉnh Bắc Ninh được thành lập bao gồm cả tỉnh Bắc Giang và một phần đất Hà Nội cùng Vĩnh Phúc ngày nay. Đây là mảnh đất địa linh, nhân kiệt, gắn liền với nền văn minh sông Hồng và cũng là vùng nổi tiếng bởi văn hóa giao tiếp với nhiều tinh túy.

Phòng, chống buôn lậu trong mùa nước nổi ở An Giang
Phòng, chống buôn lậu trong mùa nước nổi ở An Giang

Cứ vào khoảng tháng 8 âm lịch, khi nước tràn đồng thì tình trạng buôn lậu trên tuyến biên giới Tây Nam lại trở nên nóng bỏng và phức tạp.

Hà Nội: Nhanh chóng dập tắt đám cháy xưởng in ở phường Đại Mỗ, Nam Từ Liêm
Hà Nội: Nhanh chóng dập tắt đám cháy xưởng in ở phường Đại Mỗ, Nam Từ Liêm

Vụ cháy xảy ra khoảng 16 giờ 30 phút tại xưởng in ở tổ dân phố Dao Quang, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Cột khói đen bốc cao, khiến nhiều người tại khu vực hoang mang.

47 năm Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc (1977-2024): Tiếp tục nâng cao hiệu quả hợp tác vì mục tiêu chung
47 năm Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc (1977-2024): Tiếp tục nâng cao hiệu quả hợp tác vì mục tiêu chung

Ngày 20-9-1977, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Liên hợp quốc (LHQ)-tổ chức đa phương lớn nhất thế giới với sứ mệnh xây dựng luật pháp, duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy hợp tác hữu nghị và phát triển trên thế giới. Chặng đường gần 5 thập kỷ qua đã chứng minh quan hệ Việt Nam-LHQ là mối quan hệ đối tác bền chặt và còn nhiều triển vọng.