• Click để copy

Phụ nữ Thủ đô với trách nhiệm bảo vệ môi trường

Xuất phát từ nhận thức về vai trò, trách nhiệm của người phụ nữ trong việc chủ động tham gia giải quyết những vấn đề về môi trường của Hà Nội, trong nhiều năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội đã thực hiện có hiệu quả các hoạt động bảo vệ môi trường, thu hút được sự tham gia của đông đảo hội viên, phụ nữ.

Chị Lê Thị Huế, Trưởng thôn Nghĩa Vũ, xã Dục Tú, huyện Đông Anh đồng thời là Trưởng nhóm phân loại rác của thôn. Những năm qua, chị Huế được biết đến là người tiên phong và tích cực trong việc xử lý những công việc liên quan đến công tác bảo vệ môi trường. Câu chuyện làm sạch từ nhà ra ngõ của chị Huế không chỉ thay đổi suy nghĩ của các thành viên trong gia đình mà còn góp phần lan tỏa đến bà con trong thôn, xóm.

Phụ nữ Thủ đô với trách nhiệm bảo vệ môi trường
 

Phân loại rác thải tại thôn Nghĩa Vũ, xã Dục Tú, huyện Đông Anh.

Chị Huế chia sẻ: “Gia đình tôi có 4 thế hệ chung sống nên lượng rác thải hằng ngày rất lớn. Bởi vậy, tôi nhận thấy rằng việc phân loại và xử lý rác bằng vi sinh là rất cần thiết. Sau khi xử lý rác, lượng phân bón không chỉ phục vụ cho cây cảnh, cây rau xanh tốt mà còn giúp gia đình tiết kiệm một khoản chi phí mua phân bón hóa học”.

Nhận thấy hiệu quả từ việc phân loại và xử lý rác bằng vi sinh, chị Lê Thị Huế cùng gia đình đã thực hiện và đi tuyên truyền cho bà con xung quanh. Chị đã thành lập các nhóm phân loại rác của thôn, vận động các cô giáo mầm non, hội chị em phụ nữ, câu lạc bộ dưỡng sinh cùng tham gia. Chị hướng dẫn các chị em cùng tham gia, vận động, tuyên truyền trên loa phát thanh của thôn, ngoài ra còn dành thời gian đi kiểm tra tiến độ của từng hộ gia đình 2 buổi/tuần, sau đó kêu gọi mọi người cùng thảo luận, chia sẻ những khó khăn vướng mắc để cùng giải quyết và rút kinh nghiệm. Đến nay, phong trào phân loại, xử lý rác bằng vi sinh cùng công tác bảo vệ môi trường tại xã Dục Tú đã có chuyển biến rất tích cực.

Trong năm 2021, xã Đông Xuân và xã Phú Cường (huyện Sóc Sơn) đã thực hiện thí điểm triển khai thực hiện phân loại rác thải tại hộ gia đình bằng chế phẩm IMO4. Theo đó, từ tháng 4-2021, rác thải hữu cơ sau khi được xử lý bằng chế phẩm IMO4 đã được các hộ dân nơi đây dùng để tưới cây, bón ruộng, hoặc làm thức ăn chăn nuôi mang lại hiệu quả cao.

Chị Nguyễn Thị Lâm, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Đông Xuân, huyện Sóc Sơn cho biết: “Đến nay, đã có 700 hộ gia đình tại xã Đông Xuân đã biết cách phân loại và xử lý rác thải tại hộ gia đình thường xuyên. Chế phẩm IMO4 là một giải pháp tổ chức và quản lý các lợi khuẩn (probiotic) nhằm mục đích hỗ trợ sức khỏe con người và vật nuôi, cây trồng và bảo vệ môi trường. Nhận thức rõ lợi ích từ việc sử dụng chế phẩm IMO4 trong phân loại và xử lý rác thải nên nhiều hộ gia đình tại xã Đông Xuân đã tích cực hưởng ứng và tham gia”.

Hai mô hình trên chỉ là ví dụ trong rất nhiều mô hình bảo vệ môi trường đã và đang được Hội phụ nữ các cấp của Hà Nội triển khai trong thời gian qua. Cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh, vấn đề bảo vệ môi trường trên địa bàn Hà Nội ngày càng trở nên cấp thiết, là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị, cộng đồng và mỗi người dân. Phụ nữ có mối liên hệ mật thiết với môi trường tự nhiên không chỉ trong quá trình lao động, sản xuất và sinh hoạt hằng ngày mà còn là đối tượng nhạy cảm chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ ô nhiễm môi trường và những hậu quả của biến đổi khí hậu. Phụ nữ cũng là người có ảnh hưởng lớn tới việc hình thành ý thức, thay đổi hành vi của trẻ em và các thành viên gia đình trong bảo vệ môi trường.

Phụ nữ Thủ đô với trách nhiệm bảo vệ môi trường

 Tập huấn phân loại và xử lý rác thải bằng chế phẩm MIO4 tại xã Đông Xuân, huyện Sóc Sơn.

Bà Phạm Thị Thanh Hương, Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội cho biết: “Thời gian qua, Hội phụ nữ toàn thành phố đã sáng tạo, đổi mới các phương thức truyền thông nâng cao nhận thức; xây dựng được nhiều mô hình, cách làm hay có sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng như: “Biến điểm rác thành vườn hoa phụ nữ tự quản”, “Đoạn đường/tuyến phố bích họa, nở hoa do phụ nữ tự quản”, “Đổi phế liệu lấy cây xanh”, “Sạch đồng ruộng”, “Phụ nữ nói không với rác thải nhựa dùng một lần”, “Thùng rác thân thiện”, gần đây là các mô hình “Phân loại, xử lý rác thải tại nguồn”, “Xử lý rơm rạ sau thu hoạch”…

Cũng theo bà Hương, để tiếp tục thúc đẩy vai trò, chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội phụ nữ trong công tác bảo vệ môi trường, năm 2022 Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội đã xây dựng và được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt thực hiện đề án “Đẩy mạnh vai trò của Hội phụ nữ các cấp trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh đến 2025” với nhiều hoạt động và mô hình cụ thể để góp phần thực hiện Chương trình “Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025”.

Bài, ảnh: HỮU MAI

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh

Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.

Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.

Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam

Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ

Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.

Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh

Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).

TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua

Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.