• Click để copy

Phương án sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh

Căn cứ vào 6 tiêu chí đặt ra (diện tích tự nhiên; quy mô dân số; lịch sử, truyền thống, văn hóa, dân tộc; địa kinh tế; địa chính trị; quốc phòng, an ninh) và định hướng của Bộ Chính trị, Ban Bí thư tại Kết luận số 127-KL/TW ngày 28-2-2025, Kết luận số 130-KL/TW ngày 14-3-2025 và Kết luận số 137-KL/TW ngày 28-3-2025, Chính phủ đã nghiên cứu kỹ lưỡng, đa chiều với tư duy đổi mới và tầm nhìn chiến lược xây dựng phương án sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh trình Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương thông qua.

Định hướng số đơn vị hành chính cấp tỉnh thực hiện sắp xếp

Theo Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, có tổng số 52 đơn vị hành chính cấp tỉnh thực hiện sắp xếp, gồm: 4 thành phố: Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ và 48 tỉnh: Hà Nam, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Hòa Bình, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Ninh Thuận, Quảng Trị, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Đắk Nông, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Thuận, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Hậu Giang, Trà Vinh, Tiền Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Long An, Cà Mau, Quảng Nam, Bình Định, Đắk Lắk, Đồng Nai, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng và Kiên Giang.

Riêng đối với tỉnh Cao Bằng có diện tích tự nhiên chưa đạt theo quy định (6.700,4 km2, chỉ đạt 83,8% tiêu chuẩn) nhưng không thực hiện sắp xếp vì tỉnh có đường biên giới quốc gia rất dài giáp với nước Trung Quốc, địa hình đồi núi cao chia cắt phức tạp, hiểm trở, có gần 95% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số.

Bên cạnh đó, các tỉnh giáp ranh đều không phù hợp để sắp xếp, sáp nhập với Cao Bằng: Phía Tây giáp ranh tỉnh Hà Giang đã dự kiến sáp nhập với tỉnh Tuyên Quang thành một tỉnh mới có diện tích tự nhiên lớn. Phía Nam giáp ranh với tỉnh Bắc Kạn nhưng đã dự kiến sáp nhập với tỉnh Thái Nguyên. Phía Đông giáp ranh với tỉnh Lạng Sơn có diện tích lớn và đã bảo đảm đạt 100% cả 2 tiêu chuẩn về diện tích và quy mô dân số, nếu sáp nhập tỉnh Cao Bằng và tỉnh Lạng Sơn sẽ thành một tỉnh mới có chiều dài đường biên giới lớn, khó khăn trong công tác bảo đảm quốc phòng an ninh.

Phương án sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh
Một góc đô thị trung tâm TP Thái Nguyên nhìn từ trên cao. Ảnh: daithainguyen.vn 


Phương án sắp xếp cụ thể đối với 52 đơn vị hành chính cấp tỉnh

Sáp nhập tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang thành 1 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Tuyên Quang, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang hiện nay (giảm 1 tỉnh), có diện tích tự nhiên 13.795,6 km2 và quy mô dân số 1.731.600 người.

Sáp nhập tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái thành 1 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Lào Cai, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái hiện nay (giảm 1 tỉnh), có diện tích tự nhiên 13.257 km2 và quy mô dân số 1.656.500 người.

Sáp nhập tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên thành 1 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Thái Nguyên, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên hiện nay (giảm 1 tỉnh), có diện tích tự nhiên 8.375,3 km2 và quy mô dân số 1.694.500 người.

Sáp nhập tỉnh Hòa Bình, tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Phú Thọ để thành 1 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Phú Thọ, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ hiện nay (giảm 2 tỉnh), có diện tích tự nhiên 9.361,4 km2 và quy mô dân số 3.663.600 người.

Sáp nhập tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh (đã được quy hoạch đến năm 2030 trở thành thành phố trực thuộc trung ương) thành 1 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Bắc Ninh, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang hiện nay (giảm 1 tỉnh), có diện tích tự nhiên 4.718,6 km2 và quy mô dân số 3.509.100 người.

Sáp nhập tỉnh Thái Bình và tỉnh Hưng Yên thành 1 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Hưng Yên, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên hiện nay (giảm 1 tỉnh), có diện tích tự nhiên 2.514,8 km2 và quy mô dân số 3.208.400 người.

Sáp nhập tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng thành 1 thành phố trực thuộc trung ương có tên gọi là thành phố Hải Phòng, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng hiện nay (giảm 1 tỉnh), có diện tích tự nhiên 3.194,7 km2 và quy mô dân số 4.102.700 người.

Sáp nhập tỉnh Hà Nam, tỉnh Nam Định và tỉnh Ninh Bình (đã được quy hoạch đến năm 2030, cơ bản đạt tiêu chí thành phố trực thuộc Trung ương) thành 1 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Ninh Bình, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình hiện nay (giảm 2 tỉnh), có diện tích tự nhiên 3.942,6 km2 và quy mô dân số 3.818.700 người.

Sáp nhập tỉnh Quảng Bình và tỉnh Quảng Trị thành 1 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Quảng Trị, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình hiện nay (giảm 1 tỉnh), có diện tích tự nhiên 12.700 km2 và quy mô dân số 1.584.000 người.

Sáp nhập tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng thành 1 thành phố trực thuộc trung ương có tên gọi là thành phố Đà Nẵng, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng hiện nay (giảm 1 tỉnh), có diện tích tự nhiên 11.859,6 km2 và quy mô dân số 2.819.900 người.

Sáp nhập tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi thành 1 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Quảng Ngãi, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi hiện nay (giảm 1 tỉnh) có diện tích tự nhiên 14.832,6 km2 và quy mô dân số 1.861.700 người.

Sáp nhập tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định thành 1 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Gia Lai, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định hiện nay (giảm 1 tỉnh), có diện tích tự nhiên 21.576,5 km2 và quy mô dân số 3.153.300 người.

Sáp nhập tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Khánh Hòa (đã được quy hoạch đến năm 2030 trở thành thành phố trực thuộc trung ương) thành 1 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Khánh Hòa, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa hiện nay (giảm 1 tỉnh), có diện tích tự nhiên 8.555,9 km2 và quy mô dân số 1.882.000 người.

Sáp nhập tỉnh Đắk Nông, tỉnh Bình Thuận và tỉnh Lâm Đồng thành 1 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Lâm Đồng, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng hiện nay (giảm 2 tỉnh), có diện tích tự nhiên 24.233,1 km2 và quy mô dân số 3.324.400 người.

Sáp nhập tỉnh Phú Yên và tỉnh Đắk Lắk thành 1 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Đắk Lắk, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk hiện nay (giảm 1 tỉnh), có diện tích tự nhiên 18.096,4 km2 và quy mô dân số 2.831.300 người.

Sáp nhập tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh thành 1 thành phố trực thuộc trung ương có tên gọi là Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (giảm 2 tỉnh), có diện tích tự nhiên 6.772,6 km2 và quy mô dân số 13.608.800 nguời.

Sáp nhập tỉnh Bình Phước và tỉnh Đồng Nai thành 1 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Đồng Nai, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai hiện nay (giảm 1 tỉnh), có diện tích tự nhiên 12.737,2 km2và quy mô dân số 4.427.700 người.

Sáp nhập tỉnh Tây Ninh và tỉnh Long An thành 1 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Tây Ninh, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Tân An, tỉnh Long An hiện nay (giảm 1 tỉnh), có diện tích tự nhiên 8.536,5 km2 và quy mô dân số 2.959.000 người.

Sáp nhập tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ thành 1 thành phố trực thuộc trung ương mới có tên gọi là thành phố Cần Thơ, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ hiện nay (giảm 2 tỉnh), có diện tích tự nhiên 6.360,8 km2 và quy mô dân số 3.207.000 người.

Sáp nhập tỉnh Bến Tre, tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh thành 1 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Vĩnh Long, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long hiện nay (giảm 2 tỉnh), có diện tích tự nhiên 6.296,2 km2 và quy mô dân số 3.367.400 người.

Sáp nhập tỉnh Tiền Giang và tỉnh Đồng Tháp thành 1 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Đồng Tháp, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang (giảm 1 tỉnh), có diện tích tự nhiên 5.938,7 km2 và quy mô dân số 3.397.200 người.

Sáp nhập tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau thành 1 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Cà Mau, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau hiện nay (giảm 1 tỉnh), có diện tích tự nhiên 7.942,4 km2 và quy mô dân số 2.140.600 người.

Sáp nhập tỉnh Kiên Giang và tỉnh An Giang thành 1 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh An Giang, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang hiện nay (giảm 1 tỉnh), có diện tích tự nhiên 9.888,9 km2 và quy mô dân số 3.679.200 người.

TTXVN

Tin mới

Giá vàng chiều nay (16-4): Giá vàng trong nước lập đỉnh mới 111 triệu đồng/lượng
Giá vàng chiều nay (16-4): Giá vàng trong nước lập đỉnh mới 111 triệu đồng/lượng

Tiếp tục giữ đà tăng từ đầu giờ sáng, đến trưa 16-4, giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh đạt kỷ lục mới 111 triệu đồng/lượng.

Vai trò hệ thống ngân hàng trong trung tâm tài chính
Vai trò hệ thống ngân hàng trong trung tâm tài chính

Ngày 16-4, tại Hà Nội, Thời báo Ngân hàng tổ chức sự kiện “Kinh nghiệm quốc tế và vai trò hệ thống ngân hàng trong trung tâm tài chính” với sự tham dự của gần 100 đại biểu là các nhà hoạch định chính sách; chuyên gia quốc tế và trong nước; đại diện tổ chức tài chính uy tín trong và ngoài nước…

Đề xuất phụ cấp trực 70.000 đồng/người/phiên trực đối với trạm y tế xã, trạm y tế quân dân y
Đề xuất phụ cấp trực 70.000 đồng/người/phiên trực đối với trạm y tế xã, trạm y tế quân dân y

Bộ Y tế đề xuất chính sách phụ cấp trực 325.000 đồng/người/phiên trực đối với cơ sở y tế hạng đặc biệt, hạng I; Viện Pháp y tâm thần Trung ương, Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa; 70.000 đồng/người/phiên trực đối với trạm y tế xã, trạm y tế quân dân y; bệnh xá quân dân y; bệnh xá của công an nhân dân...

Giá trị kiến trúc, lịch sử, văn hóa của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
Giá trị kiến trúc, lịch sử, văn hóa của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

“Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là một công trình kiến trúc đồ sộ cho thấy quy mô đầu tư lớn và đầy tâm huyết. Công trình không chỉ bảo đảm về chất lượng thiết kế, thi công mà còn chứa đựng giá trị xã hội sâu sắc”. Đây là những nhận xét của Ban giám khảo khi nói về Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (LSQSVN) - công trình vừa nhận được Giải thưởng Lớn Giải thưởng Kiến trúc quốc gia (GTKTQG) lần thứ 16 (2024-2025).

Thí sinh bắt đầu thử đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2025 trên hệ thống
Thí sinh bắt đầu thử đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2025 trên hệ thống

Ngày 15-4, Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức mở cổng để thí sinh thử đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2025 trực tuyến trên hệ thống Quản lý thi. Thời gian để thí sinh đăng ký thử đến hết ngày 18-4.

Hà Nội: Cảnh sát giao thông quyết liệt xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông
Hà Nội: Cảnh sát giao thông quyết liệt xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông

Nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật và giữ gìn trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn, lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội đang tập trung xử lý nghiêm các hành vi vi phạm như vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, điều khiển phương tiện đi trên vỉa hè, những hành vi không chỉ nguy hiểm mà còn gây bức xúc trong dư luận.