• Click để copy

Quân sự thế giới hôm nay (13-5): Xung đột biên giới lại nổ ra giữa Azerbaijan và Armenia

Quân sự thế giới hôm nay (13-5) có những thông tin quan trọng sau: Xung đột lại nổ ra ở biên giới giữa Azerbaijan và Armenia; Thổ Nhĩ Kỳ thử thành công hệ thống phòng không SIPER; Mỹ tăng cường hiện diện quân sự ở khu vực Trung Đông.

* Ngày 13-5, Anadolu Ajansi dẫn lời Giám đốc Cơ quan Công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ SSB Ismail Demir cho biết hệ thống phòng không SIPER đã vượt qua bài kiểm tra cuối cùng khi bắn trúng mục tiêu tầm xa trước khi ra mắt chính thức trong năm nay.

Được phát triển bởi 2 nhà thầu quốc phòng lớn của Thổ Nhĩ Kỳ là Aselsan và Roketsan, SIPER được cho là đối thủ của hệ thống phòng không S-400 của Nga. Hệ thống phòng không mới nhất này của Thổ Nhĩ Kỳ có thể tấn công các mục tiêu ở chế độ tự động hoặc thủ công và có thể thực hiện các nhiệm vụ tác chiến trong các điều kiện thời tiết và chiến trường khắc nghiệt do nó có thể xác định bạn và thù với các tính năng hợp nhất dữ liệu từ nhiều radar và xác định đa mục tiêu.

Hệ thống phòng không SIPER đã vượt qua bài kiểm tra cuối cùng trước khi ra mắt chính thức trong năm nay. Ảnh: Anadolu Ajansi

Hệ thống phòng không SIPER đã vượt qua bài kiểm tra cuối cùng trước khi ra mắt chính thức trong năm nay. Ảnh: Anadolu Ajansi

Ngoài SIPER, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã phát triển các hệ thống phòng không khác là Korkut, Sungur và Hisar, hình thành hệ thống phòng không nhiều lớp vững chắc.

* Đụng độ lại bùng phát ở biên giới giữa Armenia và Azerbaijan trong bối cảnh các nỗ lực đàm phán hòa bình giữa hai nước láng giềng đang rơi vào đình trệ.

Theo thông báo của Bộ Quốc phòng Azerbaijan, sáng ngày 12-5 (giờ địa phương) “các lực lượng vũ trang Armenia đã sử dụng hỏa lực cối bắn vào các vị trí đóng quân của Azerbaijan ở khu vực biên giới”. Trước đó, ngày 11-5, một binh sĩ Azerbaijan đã thiệt mạng và 4 binh sĩ Armenia bị thương khi Armenia nổ súng ở khu vực biên giới.

Trong khi đó, phía Armenia tuyên bố sáng ngày 12-5, “Lực lượng vũ trang Azerbaijan đã vi phạm lệnh ngừng bắn ở khu vực Sotk (biên giới phía Đông) bằng máy bay không người lái”. Thông báo của Bộ Quốc phòng Armenia cũng cho biết đã có 2 binh sĩ bị thương, trong đó 1 người đang trong tình trạng nguy kịch. Đến 23 giờ cùng ngày, cường độ hỏa lực Azerbaijan nhằm về hướng Sotk, Kut và Verin Shorzha của Armenia đã giảm đi đáng kể.

Xung đột kéo dài hàng thập kỷ giữa Azerbaijan và Armenia đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng. Ảnh: AFP

Xung đột kéo dài hàng thập kỷ giữa Azerbaijan và Armenia đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng. Ảnh: AFP

Báo cáo của 2 bên cho thấy các cuộc đụng độ vẫn tiếp tục diễn ra lẻ tẻ sau vụ pháo kích sáng ngày 12-5. Đụng độ vũ trang xảy ra ngay trước thềm cuộc gặp mặt giữa Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev và Thủ tướng Armenia Nikol Pashinian dự kiến diễn ra vào ngày 14-5 tại Brussels để đàm phán theo sáng kiến trung gian hòa giải của Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel. Theo Liên minh châu Âu, lãnh đạo Azerbaijan và Armenia cũng đã đồng ý gặp gỡ các nhà lãnh đạo Pháp và Đức bên lề hội nghị thượng đỉnh châu Âu tại Moldova vào ngày 1-6 tới.

Azerbaijan và Armenia đã rơi vào xung đột do tranh chấp lãnh thổ kéo dài hàng thập kỷ, khiến hàng nghìn người thiệt mạng.

* Mỹ tăng cường hiện diện quân sự ở khu vực Trung Đông sau khi Iran bắt giữ các tàu chở dầu đi qua eo biển Hormuz. Cụ thể, ngày 12-5 (giờ Mỹ), Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ tuyên bố quân đội nước này đang phối hợp với các đồng minh để điều thêm tàu chiến và máy bay quân sự đến khu vực Trung Đông.

Xuống cao tốc không người lái của Hải quân Mỹ và tàu của Lực lượng Cảnh sát biển Mỹ xuất hiện ở eo biển Hormuz. Ảnh: Cảnh sát biển Mỹ  

Xuống cao tốc không người lái của Hải quân Mỹ và tàu của Lực lượng Cảnh sát biển Mỹ xuất hiện ở eo biển Hormuz. Ảnh: Cảnh sát biển Mỹ  

Người phát ngôn Hội đồng An ninh quốc gia John Kirby cho biết: “Hôm nay, Bộ Quốc phòng sẽ thực hiện một số động thái nhằm tăng cường vị thế phòng thủ của mình ở vịnh Ba Tư (Persian)”.

Tuyên bố này được đưa ra sau khi Lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran bắt giữ tàu chở dầu Niovi treo cờ Panama khi đang đi qua eo biển Hormuz ngày 3-5. Tàu chở dầu Niovi đang trên hành trình từ Dubai về Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất. Trước đó, ngày 27-4, truyền thông Iran đưa tin tàu chở dầu Advantage Sweet của quần đảo Marshall cũng đã bị bắt giữ sau khi va chạm với một tàu khác của Iran tại khu vực vịnh Oman, khiến một số người trên tàu bị thương.

Theo ông John Kirby, “thông tin chi tiết về lực lượng quân sự tăng cường” tới khu vực Trung Đông sẽ được tiết lộ trong một vài ngày tới. Căng thẳng giữa Mỹ và Iran đã liên tục gia tăng trong thời gian qua, đặc biệt là sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran vào năm 2018. Mỹ cũng nhiều lần cáo buộc Iran bắt giữ các tàu chở dầu đi qua khu vực eo biển Hormuz trong khi phía Iran tuyên bố thực hiện các biện pháp chế tài đối với các tàu có các hành vi vi phạm ở vùng biển trong khu vực.

Chuyên mục Quân sự thế giới hôm nay trên Báo Quân đội nhân dân gửi tới bạn đọc thông tin mới nhất về các hoạt động an ninh, quốc phòng quân sự thế giới trong 24 giờ qua.

HỮU DƯƠNG (thực hiện)

Bài liên quan

Tin mới

Israel không kích các cứ điểm của Hezbollah ở Lebanon
Israel không kích các cứ điểm của Hezbollah ở Lebanon

Ngày 19-9, Israel triển khai hàng loạt máy bay chiến đấu thực hiện các đợt không kích dữ dội nhằm vào các cứ điểm của lực lượng Hezbollah tại Lebanon.

Tàu 18 rời Australia, hoàn thành tốt các nhiệm vụ tại Kakadu 2024
Tàu 18 rời Australia, hoàn thành tốt các nhiệm vụ tại Kakadu 2024

Sáng 20-9, Tàu 18 thuộc Lữ đoàn 171, Vùng 2 Hải quân do Đại tá Nguyễn Việt Anh, Phó tham mưu trưởng Vùng 2 Hải quân là Trưởng đoàn đã rời cảng Coonawarra, thành phố Darwin, Australia, bắt đầu hành trình về nước sau khi hoàn thành tốt tất cả các khoa mục tại Diễn tập Kakadu 2024 do Hải quân Hoàng gia Australia đăng cai tổ chức.

Các trường hợp dự án đầu tư có sử dụng đất phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư
Các trường hợp dự án đầu tư có sử dụng đất phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

Chính phủ ban hành Nghị định số 115/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất.

Tỉnh Quảng Trị di dời khẩn cấp 84 hộ dân
Tỉnh Quảng Trị di dời khẩn cấp 84 hộ dân

Do ảnh hưởng của bão số 4, từ chiều 19-9 trên địa bàn huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) có mưa vừa, mưa to đến rất to gây chia cắt các ngầm tràn trên các tuyến quốc lộ, đường liên xã, đường nội thôn ở một số địa phương. Đặc biệt, tại một số khu vực thuộc huyện Hướng Hóa có nguy cơ sạt lở núi gây ảnh hưởng đến tính mạng, đời sống nhân dân.

Quảng Bình sơ tán 3.059 người phòng tránh bão số 4
Quảng Bình sơ tán 3.059 người phòng tránh bão số 4

Do ảnh hưởng của bão số 4, đến 5 giờ sáng 20-9, các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch, Lệ Thủy và thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) đã tổ chức sơ tán 874 hộ với 3.059 người ra khỏi vùng có nguy cơ cao do sạt lở.

Hà Nội phấn đấu hoàn thành 24 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024
Hà Nội phấn đấu hoàn thành 24 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Kế hoạch số 269/KH-UBND về việc triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh tháng 9 và quý IV/2024.