• Click để copy

Quân sự thế giới hôm nay (31-3): Thụy Điển cân nhắc viện trợ máy bay chiến đấu Gripen cho Ukraine

Quân sự thế giới hôm nay (31-3) có những nội dung sau: Thụy Điển cân nhắc viện trợ máy bay chiến đấu Gripen cho Ukraine; xe tăng chiến đấu chủ lực KF51 Panther của Đức có gì nổi bật? BAE Systems phát triển đạn pháo XM1155-SC.

* Thụy Điển cân nhắc viện trợ máy bay chiến đấu Gripen cho Ukraine

Trong một cuộc phỏng vấn mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển Pal Jonson đã tiết lộ thông tin liên quan đến việc chuyển giao máy bay chiến đấu JAS 39 Gripen tối tân cho Ukraine. Thông báo này được đưa ra không lâu sau khi nước này gia nhập NATO. Trước đó, Thụy Điển cũng cam kết dành 30 triệu Euro cho liên minh máy bay chiến đấu, một sáng kiến của đồng minh nhằm cung cấp máy bay chiến đấu F-16 do Mỹ sản xuất cho Ukraine và huấn luyện cho phi công nước này.

Gripen là dòng máy bay chiến đấu đa nhiệm hạng nhẹ do Công ty Saab phát triển để thay thế các máy bay Draken và Viggen đã cũ. Được trang bị động cơ phản lực đốt sau Volvo RM12, Gripen có thể đạt tốc độ tối đa Mach 2 ở độ cao lớn, và khoảng 1.400 km/giờ ở độ cao thấp. Với chỉ nhiên liệu bên trong, Gripen có thể hoạt động trong phạm vi 800km. Tuy nhiên, với thùng nhiên liệu phụ bên ngoài, phạm vi hoạt động có thể được mở rộng lên tới 3.200km.

Quân sự thế giới hôm nay (31-3): Thụy Điển cân nhắc viện trợ máy bay chiến đấu Gripen cho Ukraine
Thụy Điển cân nhắc viện trợ máy bay chiến đấu Gripen cho Ukraine. Ảnh: SAAB 

Máy bay này nổi tiếng với tính linh hoạt, hệ thống điện tử hàng không tiên tiến và khả năng chiến đấu vượt trội trong nhiều tình huống chiến đấu khác nhau, từ không chiến đến tấn công chính xác. Thiết kế của máy bay ưu tiên khả năng cơ động, khả năng sống sót và khả năng hoạt động ở các đường băng ngắn và tạm thời.

Gripen được trang bị hệ thống radar hiện đại và có khả năng mang nhiều loại vũ khí khác nhau. Ngoài súng Mauser BK27 cỡ nòng 27mm với 120 viên đạn, máy bay đa nhiệm này còn được trang bị 8 giá treo, được thiết kế để mang nhiều loại vũ khí khác nhau, trong đó có các tên lửa không đối không như AIM-9 Sidewinder và AIM-120 AMRAAM, vũ khí không đối đất như AGM-65 Maverick. Quan trọng hơn cả, Gripen còn có thể phóng các tên lửa chống hạm như RBS-15 và mang theo nhiều loại bom khác nhau, bao gồm cả bom dẫn đường bằng laser.

Với hệ thống vũ khí đa dạng, Gripen có thể tấn công mục tiêu tầm xa và thực hiện đa dạng các nhiệm vụ. Các hệ thống tác chiến điện tử tiên tiến của máy bay cũng cung cấp khả năng bảo vệ đáng kể trước các hệ thống radar và tên lửa của đối phương, giúp nâng cao khả năng sống sót.

* Xe tăng chiến đấu chủ lực KF51 Panther của Đức có gì nổi bật?

Sự ra đời KF51 Panther được đánh giá là dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển xe tăng chiến đấu chủ lực. Được gã khổng lồ công nghiệp quốc phòng Rheinmetall của Đức phát triển, mẫu xe tăng tiên tiến này không chỉ nổi bật ở hỏa lực, khả năng bảo vệ và tính cơ động mà còn ở các công nghệ chiến đấu tiên tiến. 

Hỏa lực của KF51 Panther được đánh giá cao khi được trang bị pháo nòng trơn 130mm với hệ thống nạp đạn tự động giúp nâng cao tốc độ bắn, hiệu quả cũng như sức mạnh hủy diệt. Tháp pháo chứa 4 quả đạn tuần kích HERO 120 cho phép tấn công các mục tiêu nằm ngoài tầm nhìn. Ngoài ra, cùng với trạm vũ khí điều khiển từ xa có trang bị súng máy 7,62mm, KF51 có khả năng thực hiện nhiệm vụ trên nhiều phạm vi và tình huống khác nhau.

Quân sự thế giới hôm nay (31-3): Thụy Điển cân nhắc viện trợ máy bay chiến đấu Gripen cho Ukraine
Thiết kế của KF51 Panther ưu tiên lớp giáp nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho kíp xe và khả năng chống chịu của các hệ thống. Ảnh: rheinmetall.com

Thiết kế của KF51 Panther ưu tiên lớp giáp nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho kíp xe và khả năng chống chịu của các hệ thống. Sử dụng giáp composite tiên tiến, được bổ sung các thành phần mô-đun, KF51 Panther có thể thích ứng nhanh chóng với các điều kiện khác nhau. Mẫu xe tăng này còn được trang bị các biện pháp đối phó tác chiến điện tử và hệ thống phòng thủ chủ động để vô hiệu hóa các mối đe dọa trước khi chúng kịp tấn công.  

Được trang bị động cơ diesel mạnh mẽ 1.475 mã lực, KF51 Panther có thể vượt qua nhiều địa hình khác nhau một cách nhanh chóng. Hệ thống treo tiên tiến có tính ổn định cao đảm bảo khai hỏa khi đang di chuyển, nâng cao tính linh hoạt trong chiến thuật và hiệu quả chiến đấu.

Đặc biệt hơn, KF51 Panther tích hợp các hệ thống tác chiến kỹ thuật số tiên tiến, trí tuệ nhân tạo nhằm hỗ trợ ra quyết định và hệ thống quản lý chiến trường giúp đảm bảo liên lạc và phối hợp nhịp nhàng.

* BAE Systems phát triển đạn pháo XM1155-SC tầm bắn gấp đôi đạn tiêu chuẩn

Nhà thầu quốc phòng BAE Systems đang nỗ lực cải tiến công nghệ pháo binh với dự án phát triển XM1155-SC, loại đạn pháo thế hệ tiếp theo nhằm tăng cường đáng kể khả năng bắn chính xác tầm xa của Lục quân Mỹ.

XM1155-SC được phát triển theo chương trình đạn pháo binh tầm xa (ERAP) của Lục quân Mỹ với mục tiêu mở rộng tầm bắn của đạn pháo 155mm lên hơn hơn 110km, gấp đôi tầm bắn của các loại đạn pháo dẫn đường chính xác hiện tại. Loại đạn pháo này được thiết kế để xuyên thủng và tiêu diệt hệ thống phòng thủ của đối phương nhờ tầm bắn xa hơn, khả năng dẫn đường tiên tiến, khả năng sát thương và khả năng sống sót cao. Việc phát triển XM1155-SC là một phần quan trọng trong nỗ lực của Lục quân Mỹ nhằm hiện đại hóa lực lượng pháo binh và tăng cường khả năng bắn chính xác tầm xa giúp ứng phó với các thách thức chiến lược toàn cầu.

Quân sự thế giới hôm nay (31-3): Thụy Điển cân nhắc viện trợ máy bay chiến đấu Gripen cho Ukraine
Mẫu đạn pháo XM1155-SC mới được BAE Systems trưng bày tại Triển lãm Quốc phòng Toàn cầu AUSA. Ảnh: BAE Systems 

Với khả năng tấn công các mục tiêu ở khoảng cách hơn 110km, gấp đôi tầm bắn của các loại đạn dẫn đường chính xác hiện có, XM1155-SC cho phép lực lượng pháo binh tấn công các mục tiêu chiến lược nằm sâu trong lãnh thổ của đối phương. Ngoài ra, khả năng dẫn hướng chính xác của XM1155-SC đảm bảo bắn trúng cả mục tiêu cố định và di chuyển trong tác chiến.

Bên cạnh đó, bằng cách tích hợp các hệ thống dẫn đường tiên tiến, công nghệ đẩy và đầu đạn có khả năng tiêu diệt nhiều loại mục tiêu, XM1155-SC được đánh giá là bước nhảy vọt trong công nghệ pháo binh và dự báo sẽ là một giải pháp hấp dẫn trong môi trường chiến tranh hiện đại.

TRẦN HOÀI (tổng hợp)

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh

Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.

Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.

Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam

Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ

Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.

Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh

Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).

TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua

Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.