• Click để copy

Quan tâm tới nhà ở xã hội cho lực lượng vũ trang

Chia sẻ những câu chuyện thực tế về việc sĩ quan về hưu mà không có nhà riêng, phải đi ở nhờ nhà người thân, đại biểu Quốc hội kiến nghị phải có chính sách đặc biệt, bởi với quy định như hiện nay thì khó bảo đảm được chính sách về nhà ở cho sĩ quan Quân đội.

Phải đi ở nhờ, ở nhà thuê khi về hưu

48 tuổi đã nghỉ hưu, Thiếu tá Lê Trần Kiên (Trung đoàn 141, Sư đoàn 312, Quân đoàn 1 - nay là Quân đoàn 12) rời quân ngũ, về sống cùng vợ con trong một phòng trọ chật chội thuê ở phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Mấy chục năm phục vụ Quân đội, đến lúc nghỉ chế độ, anh Kiên chưa được hưởng bất cứ chính sách gì về nhà ở. Số tiền tích cóp được quá nhỏ nhoi nên giấc mơ sở hữu một căn hộ nho nhỏ của anh cũng trở nên xa vời. Đồng lương hưu hạn hẹp càng khiến cuộc sống gia đình anh Kiên thêm chật vật hơn.

Những trường hợp sĩ quan về hưu mà không có nhà như Thiếu tá Lê Trần Kiên không phải là hiếm gặp. Mới đây, chia sẻ trước diễn đàn Quốc hội, đại biểu Quản Minh Cường (đoàn Đồng Nai) kể câu chuyện tương tự về gia đình mình: “Bố tôi cũng là sĩ quan Quân đội. Thời gian trong quân ngũ, bố tôi đi hết đơn vị này đến đơn vị khác. Làm gì có nhà nào đâu? Về hưu, bố tôi phải ở nhờ nhà của em trai”. Theo đó, đại biểu Quản Minh Cường nhấn mạnh quan điểm việc giải quyết chính sách về nhà ở cho sĩ quan Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam là hết sức cần thiết, bởi “bộ đội bao nhiêu năm nay khổ rồi”.

Quan tâm tới nhà ở xã hội cho lực lượng vũ trang
Một góc khu nhà ở xã hội Đặng Xá (Gia Lâm, Hà Nội). Ảnh: TUẤN HUY 

Mặc dù Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm tới chế độ, chính sách nói chung, chính sách về nhà ở nói riêng cho sĩ quan QĐND Việt Nam nhưng đến nay, chúng ta vẫn chưa giải quyết được chính sách hết sức quan trọng này đối với sĩ quan. Hầu hết sĩ quan cho đến lúc về hưu vẫn chưa được hưởng chính sách về nhà ở. Rất nhiều trường hợp sau khi về hưu phải đi ở nhờ hoặc sống trong các phòng trọ chật hẹp, tạm bợ, như trường hợp Thiếu tá Lê Trần Kiên là ví dụ điển hình. Do vậy, giải quyết chính sách về nhà ở cho sĩ quan QĐND Việt Nam như thế nào là câu chuyện luôn rất nóng hổi trên các diễn đàn chính sách.

Đặc biệt, khi Quốc hội bàn thảo về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan QĐND Việt Nam và giám sát tối cao chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023” tại Kỳ họp thứ tám đang diễn ra, các đại biểu Quốc hội tiếp tục có rất nhiều ý kiến xung quanh vấn đề này.

Cần chính sách đặc biệt

 Các đại biểu Quốc hội cho rằng, cần có cơ chế đặc biệt để giải quyết chính sách về nhà ở cho sĩ quan QĐND Việt Nam. Theo đại biểu Quản Minh Cường: Giải quyết chính sách về nhà ở cho sĩ quan QĐND Việt Nam là vấn đề phức tạp và rất khó. Nếu chỉ bằng một điều, khoản trong một văn bản pháp lý chung thì không thể giải quyết được, nên cần ban hành một đạo luật riêng để điều chỉnh.

Đại biểu Dương Khắc Mai (đoàn Đắk Nông) kiến nghị cụ thể về việc giao các doanh nghiệp Quân đội xây dựng nhà ở cho LLVT. “Luật Nhà ở đã giao cho công đoàn làm nhà cho công nhân. Tôi kiến nghị Quốc hội nên giao cho LLVT xây nhà ở cho cán bộ, chiến sĩ. LLVT có nguồn lực, có kỷ luật và trách nhiệm rất cao, nên nếu được giao thì sẽ thực hiện rất nhanh. Tôi theo dõi nhiều doanh nghiệp của Quân đội làm rất tốt nhiệm vụ xây dựng, nên tôi kiến nghị như vậy”, đại biểu Dương Khắc Mai nói.

Đồng ý với đề xuất của đại biểu Dương Khắc Mai, đại biểu Trịnh Xuân An (đoàn Đồng Nai) cho rằng: "Hiện nay, LLVT bàn giao đất cho địa phương thực hiện các dự án và ngược lại, LLVT cũng đang rất cần nhà ở phục vụ sĩ quan, chiến sĩ. Theo đó, Quốc hội cần quy định ngay trong nghị quyết giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023” nội dung về nhà ở cho LLVT. Cụ thể là với những diện tích đất mà Quân đội, Công an đã bàn giao cho địa phương làm nhà ở xã hội, nhà công vụ thì giao Quân đội, Công an đứng ra trực tiếp xây dựng nhà ở cho cán bộ, chiến sĩ. Tôi cho rằng, trong Luật Nhà ở, chúng ta chưa quy định nhưng nếu nghị quyết này chúng ta ghi được vào đó thì LLVT có cơ sở để làm. Thực tế hiện nay, một lực lượng rất lớn cán bộ, chiến sĩ QĐND Việt Nam chưa có nhà ở. Tôi đề nghị Quốc hội quan tâm tới vấn đề nhà ở xã hội cho LLVT”.

Chính phủ đề xuất bổ sung khoản 5 vào sau khoản 4, Điều 47 Luật Sĩ quan QĐND Việt Nam hiện hành với nội dung: Chính quyền địa phương các cấp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm bố trí quỹ đất, bàn giao cho Bộ Quốc phòng để phát triển nhà ở xã hội cho Quân đội phù hợp với nhu cầu của Bộ Quốc phòng và khả năng của từng địa phương.

Thẩm tra về nội dung này, Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội nhận thấy việc bố trí quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội cho Quân đội là rất cần thiết, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của phần đông sĩ quan. Luật Nhà ở đã quy định một mục riêng về phát triển nhà ở cho LLVT nhân dân. Do vậy, Ủy ban Quốc phòng và An ninh cơ bản nhất trí với đề xuất bổ sung quy định nêu trên, đồng thời đề nghị tiếp tục nghiên cứu quy định để bảo đảm tính cụ thể, khả thi. 

CHIẾN THẮNG

Bài liên quan

Tin mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo cú hích phát triển kinh tế tư nhân
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo cú hích phát triển kinh tế tư nhân

Chiều 2-4, chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo nhấn mạnh phải tạo bước ngoặt, tin tưởng, hy vọng, tạo động lực, truyền cảm hứng, khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân; tạo điều kiện, giao nhiệm vụ để kinh tế tư nhân tham gia các chương trình, dự án lớn của đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Phát triển kinh tế tư nhân
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Phát triển kinh tế tư nhân

Chiều 2-4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Phát triển kinh tế tư nhân (Ban Chỉ đạo) chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo để rà soát tình hình thực hiện các nhiệm vụ, đặc biệt thảo luận, cho ý kiến xây dựng Đề án Phát triển kinh tế tư nhân trình Bộ Chính trị.

Thắt chặt sợi dây gắn kết Việt Nam-Armenia qua hợp tác kinh tế
Thắt chặt sợi dây gắn kết Việt Nam-Armenia qua hợp tác kinh tế

Sáng 2-4 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Yerevan, mở đầu cho các hoạt động trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tham dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia do Bộ Tài chính phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga kiêm nhiệm Cộng hòa Armenia, Bộ Kinh tế Armenia tổ chức.

50 năm Thống nhất đất nước: Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành diễn ra từ 6 giờ 30 phút ngày 30-4
50 năm Thống nhất đất nước: Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành diễn ra từ 6 giờ 30 phút ngày 30-4

UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành kế hoạch tổng thể Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành và các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975/ 30-4-2025).

Giá xăng dầu hôm nay (2-4): Biến động nhẹ
Giá xăng dầu hôm nay (2-4): Biến động nhẹ

Giá xăng dầu thế giới trái chiều với dầu Brent “chững”, dầu WTI tăng nhẹ, chờ thông báo thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Thời tiết hôm nay (2-4): Bắc Bộ trời hửng nắng
Thời tiết hôm nay (2-4): Bắc Bộ trời hửng nắng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, thời tiết hôm nay (2-4), khu vực Bắc Bộ trưa và chiều trời hửng nắng. Ven biển phía Đông của Nam Bộ mực nước triều đang ở mức cao.