Quảng Ngãi cần giảm phụ thuộc vào dầu, thép
Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2015 có tốc độ tăng trưởng GRDP khá cao, đạt khoảng 8,4%. Tuy nhiên, giai đoạn gần đây, tốc độ này đang chậm lại; cùng với đó, thu nhập bình quân đầu người thấp hơn so với trung bình cả nước và tỷ lệ đô thị hóa rất thấp.
Do đó, việc lập Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng, là cơ hội để tỉnh xác định những điểm nghẽn, nút thắt cần giải quyết cũng như tìm ra động lực mới, tận dụng được các tiềm năng lợi thế để phát triển nhanh, bền vững.
![]() ![]() |
Xuất khẩu thép qua cảng Hòa Phát Dung Quất, Quảng Ngãi. Ảnh: NGHI TRẦN |
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh, Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sẽ là công cụ đặc biệt quan trọng để tỉnh hoạch định phương hướng, điều hành và quản lý mọi hoạt động phát triển kinh tế-xã hội, phát triển không gian lãnh thổ trên địa bàn tỉnh trong thời kỳ tới, bảo đảm tính kết nối đồng bộ, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh, khắc phục các điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực phát triển toàn diện, hài hòa, hiệu quả và bền vững. Theo đó, định hướng trong thời gian tới, tỉnh sẽ vẫn tập trung phát triển công nghiệp để làm động lực, trong tương lai, nông, lâm nghiệp và thủy sản phát triển theo hướng hữu cơ, bền vững, xanh.
Quảng Ngãi đặt ra mục tiêu đến năm 2030, phấn đấu là tỉnh phát triển khá, có thu nhập bình quân đầu người ít nhất bằng mức bình quân của cả nước, nâng cao tính tự chủ của nền kinh tế. Hướng tới năm 2050, Quảng Ngãi là một tỉnh phát triển bền vững và đa dạng với các ngành công nghiệp xanh, công nghiệp công nghệ cao tập trung tại nhiều khu công nghiệp và cụm công nghiệp tập trung. Các loại hình dịch vụ tiên tiến, hiện đại và đặc sắc chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh... Để thực hiện mục tiêu này, quy hoạch tỉnh đưa ra 3 tầm nhìn chiến lược gồm: Quảng Ngãi phát triển dựa trên những ưu thế riêng có của mình-hướng đến mô hình phát triển kiểu mẫu bền vững. Quảng Ngãi-một điểm đến mới, chuyên sâu trên cung kinh tế trọng điểm miền Trung, liên kết với thành phố Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Bình Định trở thành trung tâm kinh tế khu vực miền Trung Tây Nguyên; Quảng Ngãi (kết hợp Quảng Nam) phát huy lợi thế riêng có để trở thành trung tâm công nghiệp, hậu cần cảng biển, kinh tế biển, đảo, kinh tế rừng xanh, hành lang kinh tế Đông Tây.
Góp ý hoàn thiện dự thảo Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, nhiều chuyên gia quy hoạch cho rằng, bên cạnh việc tập trung kịch bản tăng trưởng dựa vào các ngành công nghiệp nền tảng như lọc dầu, luyện kim thép... Quảng Ngãi cần cân đối cơ cấu kinh tế, gợi mở thêm các ngành, lĩnh vực giàu lợi thế, tiềm năng, đồng thời tăng liên kết vùng, góp phần dẫn dắt sự phát triển kinh tế của tỉnh trong tương lai. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đặt vấn đề, thời gian tới, tỉnh Quảng Ngãi cần cơ cấu lại các ngành, không được quá phụ thuộc vào khu kinh tế Dung Quất, vào các nhà máy lọc dầu, thép; Quảng Ngãi cần tận dụng hết các mối liên kết kinh tế với Quảng Nam, Bình Định, nhất là với khu kinh tế Chu Lai của Quảng Nam; tận dụng các cảng nước sâu, sân bay Chu Lai... Cùng với đó, góp ý cho quy hoạch tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị cần đánh giá công tác đầu tư cho nhiệm vụ xây dựng và hoạt động của khu vực phòng thủ tỉnh; kết quả huấn luyện dân quân tự vệ, dự bị động viên; hoạt động của dân dân thường trực biển trong bảo vệ sản xuất, phát triển kinh tế...
KHÁNH AN
Tin mới
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025
Sáng 20-5, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các Phó thủ tướng chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025.
Xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền gắn với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực tài chính, ngân hàng
Ngày 19-5, Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 67/CĐ-TTg gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu triển khai thực hiện Kế hoạch xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền gắn với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đến hết tháng 7-2025 phải cơ bản hoàn thành việc xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia
Sáng 19-5, kiểm tra tiến độ xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, TP Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương hoàn thành trung tâm để chào mừng, phục vụ Triển lãm thành tựu của đất nước dịp 80 năm Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945 / 19-8-2025) và Quốc khánh 2-9 (2-9-1945 / 2-9-2025). Cùng đi có lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, TP Hà Nội.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công xây dựng cầu Tứ Liên, Hà Nội
Sáng 19-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu, từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa, TP Hà Nội.
Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku
Sáng 19-5, Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.
Xử phạt gần 50 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh mỹ phẩm giả mạo nhãn hiệu và mỹ phẩm nhập lậu
Ngày 14/5/2025 Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, xử phạt đối với Hộ kinh doanh Nguyễn Anh Minh, địa chỉ tổ dân phố Lai Sơn, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc với số tiền 46 triệu đồng về các hành vi vi phạm Buôn bán hàng hóa (mỹ phẩm) giả mạo nhãn hiệu, Kinh doanh hàng hóa (mỹ phẩm) nhập lậu, đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy toàn bộ mỹ phẩm vi phạm trị giá 47 triệu đồng.