• Click để copy

Quốc gia EU đầu tiên tuyên bố muốn “quay xe” mua khí đốt Nga

Reuters đưa tin ngày 22/08, điều phương Tây lo sợ đã tới, Bulgaria nói rằng, các cuộc đàm phán để nối lại nguồn cung cấp khí đốt của Nga là 'không thể tránh khỏi'.

Bộ trưởng Năng lượng tạm thời của Bulgaria Rossen Hristov cho biết: "Không thể tránh khỏi" việc quốc gia Balkan sẽ thảo luận về việc nối lại việc cung cấp khí đốt với Gazprom của Nga sau khi Chính phủ hứa đảm bảo nguồn cung đầy đủ cho người dân trong mùa đông đang tới.

Mỹ hay NATO cũng không giúp Bulgaria Mỹ hay NATO cũng không giúp Bulgaria "ấm áp" trong mùa đông tới.

Hristov không cho biết khi nào các cuộc đàm phán với công ty Nga sẽ bắt đầu, nhưng nói rằng chúng sẽ cần thiết để đảm bảo lượng khí đốt rẻ hơn cho đất nước.

Ông Hristov nói với các phóng viên: “Trên thực tế, với nhu cầu của doanh nghiệp và các tổ chức công đoàn, các cuộc đàm phán với Gazprom để đổi mới nguồn cung cấp là điều không thể tránh khỏi".

Ông Hristov nói rằng, mình không mong đợi những cuộc nói chuyện dễ dàng và nhanh chóng. Bộ trưởng Năng lượng tạm thời của Bulgaria nói với các phóng viên: "Tình hình (đàm phán) với Gazprom không khả quan chút nào... Chúng tôi rõ ràng sẽ phải quay đầu với họ. Các cuộc đàm phán sẽ khó khăn và rất khó khăn".

Quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu vốn được Nga đáp ứng 90% nhu cầu khí đốt với giá rẻ. Nhưng đến tháng Tư, khi Gazprom cắt nguồn cung cấp cho Bulgaria do Chính phủ thân phương Tây trước đó từ chối thanh toán bằng đồng Rúp. Đến tháng Sáu, chính quyền của Thủ tướng Kiril Petkov cũng sụp đổ nhưng chính quyền lâm thời lên thay vào 02/08 vẫn chưa giải quyết được hậu quả từ chính quyền trước.

Hàng trăm người Bulgaria đã tổ chức các cuộc biểu tình phản đối chính phủ lâm thời do lo lắng rằng, họ sẽ không tìm ra cách để nối lại nguồn cung cấp khí đốt của Nga và một lần nữa gia tăng ảnh hưởng của Điện Kremlin đối với nền kinh tế Bulgaria.

Nhân viên kiểm tra đường ống dẫn khí đốt Nga đoạn liên kết giữa Bulgaria và Hy Lạp vào ngày 18/03. Nguồn AFPNhân viên kiểm tra đường ống dẫn khí đốt Nga đoạn liên kết giữa Bulgaria và Hy Lạp vào ngày 18/03. Nguồn AFP.

Đại diện các tổ chức kinh doanh và công đoàn chia sẻ, giá khí đốt cao đang ảnh hưởng đến ngành công nghiệp và kêu gọi Chính phủ tìm cách tiếp tục nhập khẩu khí đốt của Nga, sẽ rẻ hơn so với mua trên thị trường. Giá khí đốt bán buôn đã tăng khoảng 60% lên khoảng 300 levs (153,44 USD) mỗi megawatt giờ vào tháng Tám.

Sofia đang bắt đầu đàm phán với Azerbaijan trong tuần này để tăng cường nguồn cung cấp cho Azeri và cũng sẽ thảo luận về việc mua hàng với các thương nhân khí đốt Thổ Nhĩ Kỳ.

Hiện quốc gia này cần khoảng 3 tỉ mét khối khí đốt mỗi năm, được Azerbaijan cam kết bán cho 1 tỉ mét khối mỗi năm và phải mua phần còn lại từ thị trường.

Như phân tích trước đó về việc Nga tung chiêu cấp nhiên liệu cho Hungary sẽ đẩy EU lục đục "theo domino" trong mùa đông, sau khi Hungary có khí đốt giá rẻ thì sẽ tác động đến sườn đông NATO rất mạnh.

Những khó khăn của người dân Bulgaria, Romania, Slovakia… sẽ dội ngược lên chính quyền. Bình thường, người dân có thể nghe lời chính quyền để cùng chịu rét với suy nghĩ rằng “tất cả là do Nga”. Nhưng với việc người dân Hungary lại được xả láng dùng khí đốt giá rẻ thì người dân các nước như Bulgaria sẽ phải tự vấn: “Tại sao mình lại phải chịu khổ như vậy” và không còn nhiều người tin “tất cả là do Nga” nữa. Khi các Chính phủ ở Đông Âu lần lượt không chịu đựng nữa trước áp lực của người dân thì hãy xem điều gì sẽ xảy ra. Chỉ cần một hai nước bắt chước Hungary là hiệu ứng domino có thể xảy ra và Nga đạt mục đích. Thế cục mà Nga giăng ra tại Châu Âu là chờ thi gan vào mùa đông và chờ hiệu ứng domino. Hungary là nút Start bắt đầu sớm cho một quá trình. Chỉ có điều chưa đến mùa đông mà quân domino đầu tiên đã rung lắc mạnh.

Anh Tú/https://1thegioi.vn dịch

Bài liên quan

Tin mới

Israel không kích các cứ điểm của Hezbollah ở Lebanon
Israel không kích các cứ điểm của Hezbollah ở Lebanon

Ngày 19-9, Israel triển khai hàng loạt máy bay chiến đấu thực hiện các đợt không kích dữ dội nhằm vào các cứ điểm của lực lượng Hezbollah tại Lebanon.

Tàu 18 rời Australia, hoàn thành tốt các nhiệm vụ tại Kakadu 2024
Tàu 18 rời Australia, hoàn thành tốt các nhiệm vụ tại Kakadu 2024

Sáng 20-9, Tàu 18 thuộc Lữ đoàn 171, Vùng 2 Hải quân do Đại tá Nguyễn Việt Anh, Phó tham mưu trưởng Vùng 2 Hải quân là Trưởng đoàn đã rời cảng Coonawarra, thành phố Darwin, Australia, bắt đầu hành trình về nước sau khi hoàn thành tốt tất cả các khoa mục tại Diễn tập Kakadu 2024 do Hải quân Hoàng gia Australia đăng cai tổ chức.

Các trường hợp dự án đầu tư có sử dụng đất phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư
Các trường hợp dự án đầu tư có sử dụng đất phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

Chính phủ ban hành Nghị định số 115/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất.

Tỉnh Quảng Trị di dời khẩn cấp 84 hộ dân
Tỉnh Quảng Trị di dời khẩn cấp 84 hộ dân

Do ảnh hưởng của bão số 4, từ chiều 19-9 trên địa bàn huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) có mưa vừa, mưa to đến rất to gây chia cắt các ngầm tràn trên các tuyến quốc lộ, đường liên xã, đường nội thôn ở một số địa phương. Đặc biệt, tại một số khu vực thuộc huyện Hướng Hóa có nguy cơ sạt lở núi gây ảnh hưởng đến tính mạng, đời sống nhân dân.

Quảng Bình sơ tán 3.059 người phòng tránh bão số 4
Quảng Bình sơ tán 3.059 người phòng tránh bão số 4

Do ảnh hưởng của bão số 4, đến 5 giờ sáng 20-9, các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch, Lệ Thủy và thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) đã tổ chức sơ tán 874 hộ với 3.059 người ra khỏi vùng có nguy cơ cao do sạt lở.

Hà Nội phấn đấu hoàn thành 24 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024
Hà Nội phấn đấu hoàn thành 24 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Kế hoạch số 269/KH-UBND về việc triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh tháng 9 và quý IV/2024.