• Click để copy

Quốc hội thông qua cơ chế đặc thù phát triển nhà ở xã hội

Chiều 29-5, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.

Dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, sự điều hành của Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh thừa ủy quyền của Thủ tướng, thay mặt Chính phủ trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.

Quốc hội thông qua cơ chế đặc thù phát triển nhà ở xã hội
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp. Ảnh: TRỌNG HẢI 

Theo báo cáo, triển khai thực hiện quy định của Luật Nhà ở năm 2023, Chính phủ đã chủ động rà soát những khó khăn, bất cập trong quá trình triển khai thực hiện chính sách về phát triển nhà ở xã hội và đã báo cáo Bộ Chính trị về chủ trương ban hành Nghị quyết thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.

Trong đó tập trung vào 6 nhóm chính sách để thúc đẩy, phát triển nhà ở xã hội. Đồng thời, Chính phủ đã rà soát và bổ sung 3 nhóm chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn.

Cụ thể là nhóm chính sách xác định giá bán, giá thuê mua nhà ở; nhóm chính sách điều kiện về nhà ở để được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội; nhóm chính sách về hoàn trả tiền sử dụng đất, kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, hoặc khấu trừ vào nghĩa vụ tài chính cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội.

Quốc hội thông qua cơ chế đặc thù phát triển nhà ở xã hội
Bộ trưởng Trần Hồng Minh trình bày báo cáo. Ảnh: TRỌNG HẢI 

Tuy nhiên, trong quá trình hoàn thiện dự thảo Nghị quyết, tiếp thu ý kiến thẩm tra của Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội và ý kiến của đại biểu Quốc hội, dự thảo Nghị quyết chỉnh lý theo hướng lược bỏ quy định chính sách Nhà nước hoàn trả tiền cho chủ đầu tư có quyền sử dụng đất hoặc thỏa thuận nhận chuyển quyền sử dụng đất hoặc ứng trước kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Đồng thời, dự thảo Nghị quyết cho phép chủ đầu tư được tính các chi phí này vào chi phí đầu tư của dự án nhưng không vượt quá số tiền được xác định theo bảng giá đất của loại đất, hình thức sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất mà chủ đầu tư có quyền sử dụng đất hoặc nhận chuyển quyền sử dụng đất.

Chính phủ cũng đề xuất bổ sung quy định điều kiện về nhà ở để được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội đảm bảo phù hợp với việc tổ chức, sắp xếp lại đơn vị hành chính theo Kết luận của Bộ Chính trị. Chính sách này nhằm tăng cường hỗ trợ nhà ở xã hội cho người dân, nhất là đối tượng chịu tác động của việc sáp nhập, sắp xếp đơn vị hành chính đã được Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo trong các văn bản của Đảng.

Quốc hội thông qua cơ chế đặc thù phát triển nhà ở xã hội
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: TRỌNG HẢI 

Cũng theo giải trình của Chính phủ, quy định xác định giá bán, giá thuê mua nhà ở xã hội không phải là chính sách mới mà là quy định cắt giảm thủ tục hành chính hiện hành tại Luật Nhà ở năm 2023 nhằm thể chế hóa kịp thời yêu cầu về cải cách thủ tục hành chính, chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm, gắn với tăng cường giám sát, tạo chủ động cho chủ đầu tư tại Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4-5-2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.

Theo đó, dự thảo Nghị quyết quy định theo hướng: Chủ đầu tư tự xây dựng, phê duyệt giá bán, giá thuê mua nhà ở xã hội. Sau khi hoàn thành, bàn giao, chủ đầu tư thực hiện kiểm toán, quyết toán và gửi cơ quan chuyên môn cấp tỉnh để kiểm tra (thay vì phải trình thẩm định tại cơ quan chuyên môn cấp tỉnh).

Quốc hội thông qua cơ chế đặc thù phát triển nhà ở xã hội
Kết quả biểu quyết. Ảnh: TRỌNG HẢI 

Sau khi nghe báo cáo, Quốc hội tiến hành biểu quyết bằng hình thức bấm nút điện tử. Kết quả, có 461/463 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, đạt 96,44% tổng số đại biểu Quốc hội.

CHIẾN THẮNG

Tin mới

Hà Nội: Phấn đấu mỗi năm thu hút 20.000 lao động nông thôn học nghề
Hà Nội: Phấn đấu mỗi năm thu hút 20.000 lao động nông thôn học nghề

Theo Kế hoạch số 316-KH/TU ngày 23-4-2025 của Thành ủy Hà Nội thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 10-7-2024 của Ban Bí thư về đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch thực hiện trên địa bàn.

Giá vàng chiều nay (18-7): Không có biến động
Giá vàng chiều nay (18-7): Không có biến động

Giá vàng chiều nay (18-7), không ghi nhận sự biến động với cả vàng miếng và vàng nhẫn, trong khi thế giới tăng vọt rồi hạ nhiệt.

Hà Nội: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt hơn 455 nghìn tỷ đồng
Hà Nội: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt hơn 455 nghìn tỷ đồng

Theo Chi cục Thống kê TP Hà Nội, 6 tháng đầu năm 2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 455,1 nghìn tỷ đồng, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm trước...

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Hội nghị Trung ương lần thứ mười hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Hội nghị Trung ương lần thứ mười hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 18-7, Hội nghị lần thứ mười hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị. Trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Thông tư 45/2025/TT-BCT sửa đổi Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương trong lĩnh vực Quản lý thị trường
Thông tư 45/2025/TT-BCT sửa đổi Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương trong lĩnh vực Quản lý thị trường

Ngày 15 tháng 7 năm 2025, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư 45/2025/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương trong lĩnh vực quản lý thị trường.

Khai mạc Hội nghị lần thứ mười hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Khai mạc Hội nghị lần thứ mười hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 18-7, Hội nghị lần thứ mười hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.