Quốc hội thông qua Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự với tỷ lệ tán thành cao
Với tỷ lệ tán thành cao, chiều 24-11, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ sáu, chiều 24-11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.
Kết quả, với tỷ lệ tán thành cao (95,14% tổng số đại biểu), Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.
Luật gồm 6 chương, 34 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2025.
![]() |
Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng các đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua dự án luật. Ảnh: Trọng Hải |
![]() |
Với tỷ lệ tán thành cao, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự. Ảnh: Trọng Hải |
Luật này quy định về quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; chế độ, chính sách trong hoạt động quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.
Luật quy định rõ: Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, là trách nhiệm của toàn dân, của cả hệ thống chính trị, trong đó Quân đội nhân dân làm nòng cốt. Kết hợp quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự với phát triển kinh tế - xã hội, gắn phát triển kinh tế - xã hội với quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.
Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự phải thống nhất theo quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt; bảo đảm bí mật, an toàn, đúng mục đích, công năng sử dụng, phù hợp với từng loại, nhóm công trình quốc phòng và khu quân sự.
![]() |
Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2025. Ảnh: Trọng Hải |
* Trước khi biểu quyết thông qua dự án luật, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới đã báo cáo giải trình về một số nội dung của dự thảo luật.
Đáng chú ý, trong quá trình thảo luận, việc phân loại, phân nhóm công trình quốc phòng và khu quân sự là nội dung được nhiều đại biểu quan tâm, phát biểu ý kiến.
Làm rõ nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới cho biết, có ý kiến đề nghị làm rõ mối liên hệ giữa phân loại và phân nhóm công trình quốc phòng và khu quân sự; làm rõ công trình loại nào thuộc Nhóm đặc biệt, loại công trình nào thuộc Nhóm I, Nhóm II và Nhóm III và đề nghị quy định cụ thể trong dự thảo luật; rà soát để thống nhất với các quy định của dự thảo luật.
"Việc phân loại công trình quốc phòng và khu quân sự là theo chức năng nhiệm vụ, mục đích sử dụng, còn phân nhóm là theo tính chất quan trọng và yêu cầu quản lý, bảo vệ; loại và nhóm công trình quốc phòng và khu quân sự có mối quan hệ gắn kết chặt chẽ làm cơ sở để xác định phạm vi bảo vệ, yêu cầu, nội dung, chế độ, biện pháp tổ chức quản lý, bảo vệ phù hợp với từng loại, nhóm công trình quốc phòng và khu quân sự và xây dựng chế độ, chính sách cho các đối tượng liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự. Trên thực tế, các loại công trình quốc phòng và khu quân sự Nhóm đặc biệt, Nhóm I, Nhóm II và Nhóm III rất đa dạng nên việc giao Chính phủ quy định chi tiết là phù hợp với tính đặc thù và bảo đảm yêu cầu bảo vệ bí mật nhà nước. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội không quy định cụ thể từng nhóm, loại công trình quốc phòng và khu quân sự trong dự thảo luật", Chủ nhiệm Lê Tấn phân tích.
ANH PHƯƠNG
Tin mới
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025
Sáng 20-5, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các Phó thủ tướng chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025.
Xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền gắn với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực tài chính, ngân hàng
Ngày 19-5, Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 67/CĐ-TTg gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu triển khai thực hiện Kế hoạch xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền gắn với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đến hết tháng 7-2025 phải cơ bản hoàn thành việc xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia
Sáng 19-5, kiểm tra tiến độ xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, TP Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương hoàn thành trung tâm để chào mừng, phục vụ Triển lãm thành tựu của đất nước dịp 80 năm Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945 / 19-8-2025) và Quốc khánh 2-9 (2-9-1945 / 2-9-2025). Cùng đi có lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, TP Hà Nội.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công xây dựng cầu Tứ Liên, Hà Nội
Sáng 19-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu, từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa, TP Hà Nội.
Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku
Sáng 19-5, Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.
Xử phạt gần 50 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh mỹ phẩm giả mạo nhãn hiệu và mỹ phẩm nhập lậu
Ngày 14/5/2025 Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, xử phạt đối với Hộ kinh doanh Nguyễn Anh Minh, địa chỉ tổ dân phố Lai Sơn, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc với số tiền 46 triệu đồng về các hành vi vi phạm Buôn bán hàng hóa (mỹ phẩm) giả mạo nhãn hiệu, Kinh doanh hàng hóa (mỹ phẩm) nhập lậu, đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy toàn bộ mỹ phẩm vi phạm trị giá 47 triệu đồng.