• Click để copy

Quốc hội Việt Nam và Lào thường xuyên phối hợp để tạo đột phá trên mọi lĩnh vực

Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc của Đoàn đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Việt Nam, chiều 4-9, tại thành phố Đà Nẵng đã diễn ra buổi hội đàm giữa Ủy viên Trung ương Đảng, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải và Ủy viên Trung ương Đảng, Phó chủ tịch Quốc hội Lào Sommad Pholsena.

Tại buổi hội đàm, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chúc mừng những thành tựu quan trọng mà nhân dân Lào anh em đã đạt được trong thời gian qua: an ninh và ổn định chính trị được giữ vững; kinh tế có xu hướng tăng trưởng tốt hơn, GDP 6 tháng đầu năm 2024 đạt 4,7%. Đặc biệt là Chính phủ, Quốc hội Lào đã thông qua, triển khai nhiều chính sách thực hiện các mục tiêu trong chương trình nghị sự quốc gia về giải quyết khó khăn kinh tế - tài chính.

Bên cạnh đó, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chia sẻ với những thách thức mà Lào đang phải đối mặt, nhất là các khó khăn về kinh tế - tài chính. Ông Nguyễn Đức Hải tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, sự điều hành của Chính phủ, sự đồng hành và giám sát của Quốc hội, sự nỗ lực của người dân, Lào sẽ triển khai thành công các giải pháp khắc phục khó khăn, nhất là Chương trình quốc gia về giải quyết khó khăn kinh tế - tài chính; giữ vững ổn định vĩ mô, phục hồi kinh tế - xã hội...

Quốc hội Việt Nam và Lào thường xuyên phối hợp để tạo đột phá trên mọi lĩnh vực
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải (bên phải) tặng quà lưu niệm cho Phó chủ tịch Quốc hội Lào Sommad Pholsena.

Đồng thời, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho rằng, cùng với đà phát triển tốt đẹp của quan hệ hai nước, hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Lào không ngừng được mở rộng và đi vào thực chất. Hai bên đang tích cực phối hợp triển khai Thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Lào đã ký vào tháng 5-2022. Quan hệ hợp tác giữa hai Quốc hội tiếp tục được thúc đẩy triển khai đồng bộ, hiệu quả, đóng góp quan trọng vào tổng thể quan hệ giữa hai nước thông qua trao đổi kinh nghiệm, hội thảo, tọa đàm trong công tác lập pháp, giám sát, góp phần hỗ trợ phục hồi kinh tế - xã hội sau đại dịch. Hai bên duy trì trao đổi đoàn cấp cao, trao đổi kinh nghiệm công tác, giao lưu cấp Ủy ban Quốc hội, giữa các Nhóm Nghị sĩ hữu nghị hai nước. Đặc biệt, Hội nghị cấp cao Quốc hội ba nước Campuchia - Lào - Việt Nam (CLV) lần thứ nhất diễn ra tại Lào vào tháng 12-2023 là bước tiến quan trọng, nâng tầm hợp tác giữa ba cơ quan lập pháp lên mức cao nhất, góp phần hoàn thiện cơ chế hợp tác cấp cao ba nước ở cả kênh Đảng, Chính phủ và Quốc hội.

Quốc hội Việt Nam và Lào thường xuyên phối hợp để tạo đột phá trên mọi lĩnh vực
 Quang cảnh hội đàm.

Phát biểu tại hội đàm, Phó chủ tịch Quốc hội Lào Sommad Pholsena cho biết, chuyến thăm lần này là hoạt động triển khai thỏa thuận hợp tác giữa hai Quốc hội. Đồng thời, chia sẻ mong muốn của Đoàn công tác là trao đổi kinh nghiệm về lĩnh vực tài chính, kinh tế và kiểm toán. Đây là những lĩnh vực mà Quốc hội Lào đang rất quan tâm nhằm hoàn thiện hệ thống pháp lý, nâng cao vai trò của Quốc hội trong việc xây dựng, thông qua các chính sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Lào. Trong đó, hội thảo “Vai trò của Quốc hội trong xây dựng và triển khai chính sách phát triển kinh tế-  xã hội” được tổ chức vào ngày 5-9 tới sẽ là dịp để hai bên học tập, trao đổi kinh nghiệm về lĩnh vực tài chính, kinh tế và kiểm toán - là các lĩnh vực Quốc hội Lào đang rất quan tâm.

Trong thời gian tới, hai bên sẽ duy trì trao đổi, tiếp xúc cấp cao thường xuyên trên tất cả các kênh, phát huy hiệu quả cơ chế Cuộc gặp thường niên giữa hai Bộ Chính trị, các Kỳ họp Ủy ban liên Chính phủ hai nước và các đợt trao đổi chia sẻ kinh nghiệm giữa hai Quốc hội. Hai bên cũng thống nhất tích cực triển khai Thỏa thuận hợp tác mới giữa Quốc hội hai nước; tích cực tham vấn, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn liên nghị viện đa phương khu vực và quốc tế; tiếp tục phối hợp để tạo đột phá trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là hợp tác kinh tế.

Tại buổi hội đàm, hai bên thống nhất tiếp tục nỗ lực phối hợp để tạo đột phá trong hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư thành một trụ cột quan trọng, xứng tầm với quan hệ chính trị; có cơ chế chính sách phù hợp, hiệu quả để giải phóng nguồn lực cho hợp tác kinh tế, đẩy mạnh thương mại, đầu tư giữa hai nước, trọng tâm là kết nối hai nền kinh tế, nhất là hạ tầng về giao thông, hướng kinh tế Lào ra biển (Cảng Vũng Áng và các cảng Việt Nam)…

TTXVN

Tin mới

Bộ Thông tin và Truyền thông: Bảo đảm hệ thống thông tin ứng phó bão số 4
Bộ Thông tin và Truyền thông: Bảo đảm hệ thống thông tin ứng phó bão số 4

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa có công điện số 07/CĐ-BTTTT yêu cầu các đơn vị trực thuộc bộ, sở thông tin các tỉnh, thành phố từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa chủ động ứng phó bão số 4.

Để Đà Nẵng trở thành trung tâm về vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo
Để Đà Nẵng trở thành trung tâm về vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo

Đà Nẵng nằm ở vị trí trung tâm và là thành phố lớn nhất khu vực miền Trung-Tây Nguyên, có nhiều thuận lợi để trở thành trung tâm công nghệ cao của cả nước với trọng tâm là vi mạch bán dẫn.

15.061 ô tô nguyên chiếc nhập khẩu trong tháng 8-2024
15.061 ô tô nguyên chiếc nhập khẩu trong tháng 8-2024

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 8-2024 số lượng ô tô nguyên chiếc các loại đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu giảm 12,6% (tương ứng giảm 2.172 chiếc) so với lượng nhập của tháng trước.

Bình Dương phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030
Bình Dương phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030

Chiều 19-9, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo, thông tin về lễ công bố quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, cùng các hoạt động xúc tiến đầu tư.

Tái thiết di sản kiến trúc - cảnh quan đáp ứng phát triển bền vững
Tái thiết di sản kiến trúc - cảnh quan đáp ứng phát triển bền vững

Một trong những xu hướng phổ biến của lĩnh vực kiến trúc hiện nay là tái thiết di sản kiến trúc-cảnh quan, chuyển đổi công năng, trở thành những công trình văn hóa-nghệ thuật công cộng, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người dân, đồng thời tạo sản phẩm mới của công nghiệp văn hóa, gia tăng hiệu quả kinh tế. Tìm hiểu về vấn đề này, phóng viên Báo Quân đội nhân dân có cuộc trò chuyện với nhà nghiên cứu, kiến trúc sư (KTS) Vũ Hiệp.

Tính ưu việt của mô hình đầu tư công - quản trị tư
Tính ưu việt của mô hình đầu tư công - quản trị tư

Mô hình đầu tư công-quản trị tư có thể được xem là một giải pháp nhằm tháo gỡ phần nào những khó khăn của tái thiết kiến trúc-cảnh quan trở thành công trình văn hóa-nghệ thuật. Nhiều chuyên gia cho rằng cần mạnh dạn thử nghiệm ở một số dự án nhỏ, rút kinh nghiệm cho mô hình còn khá mới mẻ này.