• Click để copy

Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Lào tổ chức Hội thảo về kinh nghiệm nghiên cứu lập pháp

Triển khai Thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam và Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, nhận lời mời của Phó chủ tịch Quốc hội Lào Chaleun Yiapaoher, đoàn công tác Quốc hội Việt Nam do Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định làm Trưởng đoàn thăm và làm việc tại Lào từ ngày 3-7 đến 5-7. Ngày 5-7, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định và Phó chủ tịch Quốc hội Lào Chaleun Yiapaoher tham dự và đồng chủ trì Hội thảo kinh nghiệm nghiên cứu lập pháp.

Phát biểu tại hội thảo, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định khẳng định, chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam là luôn luôn coi trọng và dành ưu tiên cao nhất cho việc giữ gìn, phát huy mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt, gắn bó, tin cậy và hợp tác toàn diện, “có một không hai” với Lào, vui mừng trước những bước phát triển mới, đi vào chiều sâu và mang lại những kết quả thiết thực trong quan hệ hợp tác giữa hai Đảng, hai Nhà nước và Quốc hội hai nước.

Trên lĩnh vực nghiên cứu lập pháp, Phó chủ tịch Quốc hội nêu rõ, những năm qua, trên cơ sở mối quan hệ gắn bó hữu nghị, thân thiết giữa hai Quốc hội dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Đảng đoàn Quốc hội, các đồng chí lãnh đạo Quốc hội, Viện Nghiên cứu lập pháp Việt Nam đã có nhiều hoạt động hợp tác với Văn phòng Quốc hội và sau này là Viện Nghiên cứu lập pháp Lào thông qua các hoạt động như: Tư vấn thành lập các đơn vị chuyên môn về quản lý dự án quốc tế, bồi dưỡng đại biểu dân cử; hỗ trợ nghiên cứu, cử chuyên gia trao đổi kinh nghiệm, tổ chức các hội thảo khoa học, các hội nghị tập huấn…

Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Lào tổ chức Hội thảo về kinh nghiệm nghiên cứu lập pháp
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại hội thảo về kinh nghiệm nghiên cứu lập pháp.

Tại hội thảo, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị Viện Nghiên cứu lập pháp hai nước tập trung trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn về công tác nghiên cứu khoa học lập pháp; vị trí, vai trò, trách nhiệm của Viện Nghiên cứu lập pháp tham gia vào quy trình lập pháp của Quốc hội; cơ chế phối hợp giữa hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp với các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội…

Phó chủ tịch Quốc hội đề nghị, các đại biểu hai nước tập trung trao đổi về cơ chế thúc đẩy các hoạt động hợp tác, phối hợp, trao đổi đoàn công tác, đào tạo, bồi dưỡng, chia sẻ kinh nghiệm về nghiên cứu khoa học lập pháp giữa 2 Viện Nghiên cứu lập pháp trong những năm tới, góp phần hiện thực hóa Thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Lào.

“Trên cương vị là Phó chủ tịch Quốc hội phụ trách công tác lập pháp, nghiên cứu khoa học lập pháp, tôi sẽ làm hết sức mình, chỉ đạo Viện Nghiên cứu lập pháp Việt Nam thúc đẩy, tăng cường hợp tác giữa hai Cơ quan nghiên cứu lập pháp góp phần củng cố quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt - Lào, cũng như cơ quan lập pháp hai nước", Phó chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Lãnh đạo Quốc hội, Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội hai nước và các đại biểu tham dự hội thảo bày tỏ sự tin tưởng, trên cơ sở mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt, gắn bó, tin cậy và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước, hai Quốc hội, kế thừa các kết quả đã đạt được trong nhiều năm qua, hai Viện Nghiên cứu lập pháp sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ, trao đổi kinh nghiệm, có nhiều hoạt động thiết thực, chất lượng, hiệu quả, đóng góp tích cực phục vụ hoạt động của Quốc hội hai nước.

MẠNH HƯNG

Bài liên quan

Tin mới

Bình Dương phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030
Bình Dương phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030

Chiều 19-9, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo, thông tin về lễ công bố quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, cùng các hoạt động xúc tiến đầu tư.

Tái thiết di sản kiến trúc - cảnh quan đáp ứng phát triển bền vững
Tái thiết di sản kiến trúc - cảnh quan đáp ứng phát triển bền vững

Một trong những xu hướng phổ biến của lĩnh vực kiến trúc hiện nay là tái thiết di sản kiến trúc-cảnh quan, chuyển đổi công năng, trở thành những công trình văn hóa-nghệ thuật công cộng, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người dân, đồng thời tạo sản phẩm mới của công nghiệp văn hóa, gia tăng hiệu quả kinh tế. Tìm hiểu về vấn đề này, phóng viên Báo Quân đội nhân dân có cuộc trò chuyện với nhà nghiên cứu, kiến trúc sư (KTS) Vũ Hiệp.

Tính ưu việt của mô hình đầu tư công - quản trị tư
Tính ưu việt của mô hình đầu tư công - quản trị tư

Mô hình đầu tư công-quản trị tư có thể được xem là một giải pháp nhằm tháo gỡ phần nào những khó khăn của tái thiết kiến trúc-cảnh quan trở thành công trình văn hóa-nghệ thuật. Nhiều chuyên gia cho rằng cần mạnh dạn thử nghiệm ở một số dự án nhỏ, rút kinh nghiệm cho mô hình còn khá mới mẻ này.

Tặng thưởng 25 tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật
Tặng thưởng 25 tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật

Tối 19-9, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức lễ trao tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2023.

Tinh túy văn hóa giao tiếp của người Bắc Ninh xưa
Tinh túy văn hóa giao tiếp của người Bắc Ninh xưa

Thời Minh Mạng, tỉnh Bắc Ninh được thành lập bao gồm cả tỉnh Bắc Giang và một phần đất Hà Nội cùng Vĩnh Phúc ngày nay. Đây là mảnh đất địa linh, nhân kiệt, gắn liền với nền văn minh sông Hồng và cũng là vùng nổi tiếng bởi văn hóa giao tiếp với nhiều tinh túy.

Phòng, chống buôn lậu trong mùa nước nổi ở An Giang
Phòng, chống buôn lậu trong mùa nước nổi ở An Giang

Cứ vào khoảng tháng 8 âm lịch, khi nước tràn đồng thì tình trạng buôn lậu trên tuyến biên giới Tây Nam lại trở nên nóng bỏng và phức tạp.