• Click để copy

Quốc hội xem xét dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp tại Kỳ họp thứ sáu

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vừa ký chứng thực ban hành Nghị quyết số 89/2023/QH15 về Chương trình Xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình Xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023. Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ năm.

Theo đó, Quốc hội đánh giá, công tác xây dựng pháp luật tiếp tục có nhiều đổi mới, sáng tạo thiết thực, hiệu quả, phát huy dân chủ, tăng tính pháp quyền, đề cao trách nhiệm với tinh thần lập pháp chủ động, vào cuộc từ sớm, từ xa; đã trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua số lượng lớn luật, pháp lệnh, nghị quyết, hoàn thành toàn bộ chương trình lập pháp đề ra, bảo đảm đúng yêu cầu về tiến độ, chất lượng.

Những kết quả tích cực đạt được trong công tác lập pháp đã góp phần quan trọng hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, tăng cường bảo đảm quyền con người, quyền công dân, phục vụ có hiệu quả yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, hội nhập quốc tế, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 

Quang cảnh một phiên họp tại Kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XV.Quang cảnh một phiên họp tại Kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XV.

Tuy nhiên, Quốc hội cũng thẳng thắn nhìn nhận, trong công tác lập và thực hiện Chương trình Xây dựng luật, pháp lệnh vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần được khẩn trương khắc phục nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới.

Theo nghị quyết, Quốc hội quyết định bổ sung 7 dự án luật, 1 dự án pháp lệnh vào Chương trình Xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023. Cụ thể, Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ năm, thông qua tại Kỳ họp thứ sáu dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Tại Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội sẽ cho ý kiến lần đầu với các dự án: Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; Luật Đường bộ; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật Thủ đô (sửa đổi); Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi); Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.

Ngoài ra, dự án Pháp lệnh Chi phí tố tụng cũng sẽ được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến, thông qua trong năm 2023.

Theo Chương trình Xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, tại Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội sẽ thông qua 9 luật, 1 nghị quyết. Đó là Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Luật Lưu trữ (sửa đổi); Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; Luật Đường bộ; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật Thủ đô (sửa đổi); Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi); Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ (theo quy trình tại một kỳ họp); Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản; Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình Xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình Xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.

Cũng tại Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội sẽ cho ý kiến lần đầu với 9 dự án luật. Đó là các dự án: Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật Di sản văn hóa (sửa đổi); Luật Địa chất và khoáng sản; Luật Phòng không nhân dân; Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn; Luật Tư pháp người chưa thành niên; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

Tại Kỳ họp thứ tám, Quốc hội sẽ thông qua 9 luật đã được cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ bảy. Cùng với đó, Quốc hội sẽ cho ý kiến lần đầu với 2 dự án luật, gồm: Luật Chuyển đổi giới tính; Luật Việc làm (sửa đổi).

CHIẾN THẮNG

Bài liên quan

Tin mới

Tính ưu việt của mô hình đầu tư công - quản trị tư
Tính ưu việt của mô hình đầu tư công - quản trị tư

Mô hình đầu tư công-quản trị tư có thể được xem là một giải pháp nhằm tháo gỡ phần nào những khó khăn của tái thiết kiến trúc-cảnh quan trở thành công trình văn hóa-nghệ thuật. Nhiều chuyên gia cho rằng cần mạnh dạn thử nghiệm ở một số dự án nhỏ, rút kinh nghiệm cho mô hình còn khá mới mẻ này.

Tặng thưởng 25 tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật
Tặng thưởng 25 tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật

Tối 19-9, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức lễ trao tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2023.

Tinh túy văn hóa giao tiếp của người Bắc Ninh xưa
Tinh túy văn hóa giao tiếp của người Bắc Ninh xưa

Thời Minh Mạng, tỉnh Bắc Ninh được thành lập bao gồm cả tỉnh Bắc Giang và một phần đất Hà Nội cùng Vĩnh Phúc ngày nay. Đây là mảnh đất địa linh, nhân kiệt, gắn liền với nền văn minh sông Hồng và cũng là vùng nổi tiếng bởi văn hóa giao tiếp với nhiều tinh túy.

Phòng, chống buôn lậu trong mùa nước nổi ở An Giang
Phòng, chống buôn lậu trong mùa nước nổi ở An Giang

Cứ vào khoảng tháng 8 âm lịch, khi nước tràn đồng thì tình trạng buôn lậu trên tuyến biên giới Tây Nam lại trở nên nóng bỏng và phức tạp.

Hà Nội: Nhanh chóng dập tắt đám cháy xưởng in ở phường Đại Mỗ, Nam Từ Liêm
Hà Nội: Nhanh chóng dập tắt đám cháy xưởng in ở phường Đại Mỗ, Nam Từ Liêm

Vụ cháy xảy ra khoảng 16 giờ 30 phút tại xưởng in ở tổ dân phố Dao Quang, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Cột khói đen bốc cao, khiến nhiều người tại khu vực hoang mang.

47 năm Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc (1977-2024): Tiếp tục nâng cao hiệu quả hợp tác vì mục tiêu chung
47 năm Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc (1977-2024): Tiếp tục nâng cao hiệu quả hợp tác vì mục tiêu chung

Ngày 20-9-1977, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Liên hợp quốc (LHQ)-tổ chức đa phương lớn nhất thế giới với sứ mệnh xây dựng luật pháp, duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy hợp tác hữu nghị và phát triển trên thế giới. Chặng đường gần 5 thập kỷ qua đã chứng minh quan hệ Việt Nam-LHQ là mối quan hệ đối tác bền chặt và còn nhiều triển vọng.