Quy định chặt chẽ, tránh lạm dụng đẩy người bệnh đi mua thuốc
Sáng 8-11, trả lời chất vấn trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, Bộ Y tế đang dự thảo quy định chi tiết về điều kiện thanh toán bảo hiểm y tế, tránh lạm dụng đẩy trách nhiệm mua thuốc cho người bệnh.
Sẽ có quy định chặt chẽ để thanh toán bảo hiểm y tế
Đại biểu Dương Khắc Mai (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông) tranh luận với Bộ trưởng Bộ Y tế, nhấn mạnh rằng vấn đề bệnh nhân đi viện thì phải mua thuốc ở bên ngoài là thực trạng được nhiều cử tri quan tâm, phản ánh.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ điều hành phiên chất vấn sáng 8-11. |
Trả lời chất vấn chiều 7-11, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã nói tới nguyên tắc phải bảo đảm quyền lợi của bệnh nhân và người tham gia bảo hiểm. Đây là một yêu cầu hết sức chính đáng và cấp thiết. Đây là vấn đề đã xảy ra từ lâu, người bệnh phải ra ngoài mua thuốc với giá rất đắt, không phải ai cũng mua được. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo phối hợp với cơ quan Bảo hiểm Xã hội có giải pháp kịp thời bảo đảm quyền lợi cho bệnh nhân tham gia bảo hiểm y tế khi khám chữa bệnh, đặc biệt là bảo đảm quyền lợi cho bệnh nhân nghèo, có điều kiện kinh tế khó khăn.
Đại biểu Dương Khắc Mai cũng chia sẻ với bộ trưởng và ngành Y tế với những khó khăn trong việc bảo đảm có đủ thuốc, thiết bị y tế; đồng thời bày tỏ mong muốn Chính phủ và các bộ, ngành liên quan phối hợp với Bộ Y tế để bảo đảm quyền lợi cho người dân; thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Đại biểu Dương Khắc Mai tranh luận với Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan về vấn đề cung ứng thuốc cho người bệnh. |
Trả lời phần tranh luận của đại biểu Dương Khắc Mai, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, Bộ Y tế đã có chỉ đạo cụ thể. Ngay trong chiều 7-11, trong lúc Quốc hội đang chất vấn nội dung này, Vụ Bảo hiểm Y tế (Bộ Y tế) đã họp với các thành viên của Bộ Tư pháp, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam bàn về những nội dung, phương án cụ thể quy định chi tiết theo Điều 31 Luật Bảo hiểm y tế. Bộ Y tế đang tích cực chỉ đạo triển khai để khi có dự thảo chính thức sẽ xin ý kiến các bộ, ngành, địa phương để có quy định pháp lý chặt chẽ về điều kiện để người bệnh được thanh toán bảo hiểm, đồng thời tránh lạm dụng đẩy người bệnh phải ra ngoài, dù trách nhiệm mua thuốc, thiết bị, vật tư y tế là trách nhiệm của cơ sở y tế.
Lạm dụng xét nghiệm gây tốn kém cho người bệnh, ảnh hưởng Quỹ bảo hiểm y tế
Nói thêm về vấn đề về lạm dụng xét nghiệm mà các đại biểu Quốc hội đã nêu, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho hay việc áp dụng các thiết bị cận lâm sàng hiện đại hỗ trợ nhiều quá trình chẩn bệnh, điều trị và theo dõi sau điều trị. Với sự phát triển khoa học kỹ thuật có nhiều thiết bị tốt đã giúp phát hiện bệnh từ ngay từ đầu có thêm cơ hội chữa bệnh tốt hơn. Thời gian qua, ngành y tế đã tăng cường để có trang thiết bị tốt hơn để khám chữa bệnh cho người bệnh.
Bộ trưởng Đào Hồng Lan trả lời chất vấn về vấn đề bảo đảm cung ứng thuốc cho người bệnh. |
Bộ trưởng Bộ Y tế cũng nhắc tới tình trạng lạm dụng xét nghiệm quá mức cần thiết gây tốn kém chi phí cho người bệnh và tâm lý bức xúc cho người bệnh, đồng thời ảnh hưởng đến Quỹ bảo hiểm y tế.
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan chỉ rõ nhóm nguyên nhân chính là nhận thức trình độ của người chỉ định xét nghiệm muốn nhanh, chính xác, điều này đòi hỏi chỉ đạo để có nhận thức xét nghiệm hợp lý nhất. Ngoài ra việc xã hội hóa liên doanh liên kết đòi hỏi thu hồi vốn dẫn đến xét nghiệm nhiều. Mặt khác người bệnh cũng có nhu cầu xét nghiệm.
Trước thực trạng trên, Bộ Y tế đã tăng cường chỉ đạo để tránh lạm dụng xét nghiệm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Mới đây nhất là Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) mới được thông qua đã có nhiều quy định về vấn đề này, Quyết định số 316/2016/QĐ-TTG về vấn đề xét nghiệm, cùng với đó là các thông tư cũng có quy định về các định mức kỹ thuật, trần thanh quyết toán, tăng cường giám định bảo hiểm y tế, kết nối liên thông để kiểm soát chi phí…
Quang cảnh phiên chất vấn sáng 8-11. |
Giảm tỷ lệ sử dụng tiền túi của bệnh nhân
Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh) nhắc tới chủ trương của Đảng ta nêu tại Nghị quyết số 20/NQ-TW năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. Nghị quyết có đề cập đến mục tiêu giảm bớt tỷ lệ sử dụng tiền túi của bệnh nhân khi thực hiện dịch vụ y tế, tuy nhiên, đến nay có thể thấy việc triển khai thực hiện còn chưa hiệu quả. Đại biểu hỏi Bộ trưởng Bộ Y tế; Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội có giải pháp nào để thực hiện mục tiêu này?
Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Đào Hồng Lan cho biết, đây là vấn đề vĩ mô liên quan tới thay đổi mô hình chăm sóc y tế. Theo đó, chúng ta phải tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu, tăng cường y tế dự phòng, giảm bớt các chi phí điều trị. Vậy, tại sao hiện nay, tiền chi tăng? Bộ trưởng Đào Hồng Lan nhấn mạnh nguyên nhân do mô hình bệnh tật ở nước ta có nhiều biến đổi, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng cao. Đặc biệt là do nhận thức nên khi người bệnh đi khám, chữa bệnh thì bệnh đã "ốm rồi mới đến bệnh viện". Như bệnh nhân ung thư khi đến bệnh viện khám thì đã ở giai đoạn muộn, chi phí khám chữa bệnh rất cao, hiệu quả chăm sóc y tế kém.
Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan chất vấn. |
Vì vậy, để giảm tiền túi của người dân, Bộ trưởng Đào Hồng Lan cho rằng cần chuyển đổi mô hình chăm sóc y tế, tăng cường dự phòng, sàng lọc, xác định bệnh sớm. Đồng thời tăng cường nhận thức của nhân dân trong chăm sóc sức khỏe bản thân; tăng cường độ bao phủ của chính sách bảo hiểm y tế.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỷ lệ tiền túi của người dân phải bỏ ra cho công tác chăm sóc y tế nếu đạt mức 30% mới là hệ thống y tế bền vững. "Đây cũng là những giải pháp mang tính tổng thể, toàn diện các lĩnh vực của ngành y tế. Chúng tôi sẽ tiếp tục triển khai trong thời gian tới", Bộ trưởng Đào Hồng Lan nói.
THÙY LÂM
Tin mới
Quảng Trị: Đội QLTT số 2 tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường dịp cuối năm
Những tháng cuối năm, thị trường hàng hóa có nhiều biến động do mức tiêu dùng của người dân tăng cao. Đây cũng là thời điểm hoạt động buôn lậu, hàng giả, hàng không rõ xuất xứ, vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm... diễn biến phức tạp.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Phát hiện số lượng lớn thuốc lá điếu nhập lậu tại Cửa hàng tạp hóa
Sáng ngày 16/12/2024, Đội QLTT số 2 thuộc Cục QLTT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phối hợp cùng Đội Cảnh sát Kinh tế Công an thành phố Vũng Tàu tiến hành kiểm tra đột xuất đối với Cửa hàng tạp hóa Thúy Ngân, địa chỉ số 579/1 đường 30/4, phường Rạch Dừa, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, phát hiện số lượng lớn thuốc lá điếu nhập lậu.
Đồng Tháp: Tiêu hủy gần 130.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu
Tiếp tục thực hiện Công văn chỉ đạo số 5654/VPCP-VI ngày 10 tháng 7 năm 2020 của Văn Phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình về việc xử lý thuốc lá nhập lậu bị tịch thu thực hiện theo Quyết định 2371/QĐ-TTg ngày 26 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện tiêu hủy thuốc lá nhập lậu bị tịch thu; Công văn chỉ đạo số 389/UBND-TCD-NC ngày 27 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp giao cho Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Tỉnh (Cục Quản lý thị trường) làm đầu mối tổ chức thuốc lá điếu nhập lậu bị tịch thu đợt 1/2024 của các lực lượng chức năng trên địa bàn.
Quảng Trị: Đội QLTT số 1 tăng cường chống buôn lậu đường cát dịp cuối năm
Cứ đến thời điểm cuối năm, cận Tết Nguyên đán, tình hình buôn lậu đường cát lại diễn biến “nóng” hơn và phức tạp với phương thức, thủ đoạn tinh vi, khó lường.
Đồng Tháp: Phạt tiền gần 11 triệu về hành vi không đăng ký thành lập hộ kinh doanh và kinh doanh hàng hóa nhập lậu
Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 3 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bà T.T.H.T, với số tiền phạt 10,5 triệu đồng về hành vi Không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định và kinh doanh hàng hóa nhập lậu.
Tiền Giang: Buộc tiêu hủy 50 bao phân bón không rõ nguồn gốc xuất xứ
Đội trưởng Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Tiền Giang đã xử phạt cơ sở vi phạm 12 triệu đồng, buộc tiêu hủy gần 1,3 tấn phân bón không rõ nguồn gốc xuất xứ.