• Click để copy

Quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, sản phẩm không rõ nguồn gốc chưa đảm bảo tính răn đe

Theo Bộ Y tế: Hiện nay quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ …còn chưa bảo đảm đủ tính nghiêm khắc, răn đe; chưa phù hợp với mức độ nguy hiểm/tác hại gây ra của hành vi vi phạm.

Theo Báo cáo của Bộ Y tế: Mức xử phạt đối với hành vi kinh doanh hàng giả theo giá trị hàng hóa là quá thấp (trường hợp đối tượng không bị xử lý hình sự, chỉ áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính), do giá trị thuốc tại cơ sở bán lẻ nhỏ lẻ rất thấp (phần lớn dưới 1 triệu đồng). Trong khi đó, việc sản xuất, buôn bán thuốc giả là một hoạt động phi pháp nhưng mang lại lợi nhuận cao. Việc sản xuất thường do các tổ chức, cá nhân không có chuyên môn, sản xuất chui, không cần nhà xưởng, thiết bị hiện đại... Các đối tượng dùng nhiều thủ đoạn tinh vi nhằm che dấu hành vi vi phạm, việc sản xuất được chia tại nhiều địa điểm, sử dụng mạng xã hội để mua/bán nhằm che dấu địa điểm.

Một số quy định pháp luật chưa thực sự chặt chẽ, tạo kẽ hở cho các đối tượng lợi dụng, như việc tự công bố/ đăng ký bản công bố sản phẩm đơn giản, trao quyền cho doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm. Các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả hoạt động có tổ chức chặt chẽ, trên địa bàn rộng, liên tỉnh, xuyên quốc gia với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi; lợi dụng chính sách thông thoáng trong đăng ký doanh nghiệp; đăng ký bản công bố sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe để trốn tránh trách nhiệm khi có vi phạm... 

Bộ Y tế nêu ra khó khăn trong kiểm soát hoạt động thương mại điện tử: Việc mua bán thực phẩm qua mạng xã hội, các sàn thương mại điện tử, đặc biệt là hàng “xách tay” ngày càng phát triển, khiến việc kiểm soát, giám sát chất lượng trở nên khó khăn. Lực lượng hậu kiểm và kinh phí thực hiện công tác này còn mỏng và thiếu, các vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng...bị phát hiện, xử lý còn chưa tương xứng với tình hình thực tế và yêu cầu nhiệm vụ.

Thời gian qua, Bộ Y tế đã triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị 17/CT-TTg ngày 19/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền; Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 17/4/2025 và số 55/CĐ-TTg ngày 02/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Bộ Y tế phối hợp với Bộ Công Thương tăng cường công tác kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc, trong đó chú trọng đến nguồn gốc xuất xứ thuốc.

Bộ Y tế đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg; đồng thời có các công văn gửi UBND các địa phương về việc thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg. Bộ Y tế đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành trong công tác phòng, chống thuốc giả. Bộ Y tế và Bộ Công an đã ký quy chế phối hợp số 03/QCPH-BCA-BYT ngày 18/11/2024, trong đó hai Bộ sẽ phối hợp trong cung cấp thông tin, tài liệu, tình hình phức tạp liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu, phân phối lưu thông thuốc trong đó có thuốc giả, thuốc kém chất lượng. 

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 40/CĐ-TTg ngày 17/4/2025 về xử lý vụ việc sản xuất, phân phối sữa giả; ngày 5/5/2025 Bộ Y tế ban hành công văn số 2657/BYT-ATTP gửi UBND các địa phương tăng cường công tác quản lý thị trường, thanh tra, kiểm tra đối với các sản phẩm thực phẩm trên thị trường, tập trung phát hiện các nguyên liệu không rõ nguồn gốc, thực phẩm giả, sữa giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả, thực phẩm kém chất lượng, thực phẩm chưa thực hiện thủ tục tự công bố/đăng ký bản công bố trên thị trường nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm. Tăng cường rà soát, xử lý theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm về quảng cáo thực phẩm trên môi trường mạng hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng khác; tăng cường thông tin, tuyên truyền các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm nhằm nâng cao nhận thức của người tiêu dùng trong lựa chọn, mua và sử dụng các sản phẩm thực phẩm. Rà soát quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm thực phẩm, đặc biệt đối với sản phẩm sữa, sản phẩm dinh dưỡng, thực phẩm chức năng; chủ động sửa đổi hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi các quy định hiện hành trong trường hợp cần thiết nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý an toàn thực phẩm.

Hiện nay, Bộ Y tế đang khẩn trương hoàn thiện và sửa Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm để đảm bảo quản lý chặt công tác quản lý an toàn thực phẩm, khắc phục những vướng mắc, bất cập để thống nhất quản lý chất lượng về thực phẩm chức năng. Tăng cường truyền thông về thực phẩm chức năng để người dân hiểu đúng, dùng đúng và làm đúng. Kiến nghị nâng mức xử phạt hành chính theo Nghị định số 111/2013/NĐ-CP của Chính phủ. Tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động quảng cáo, kinh doanh thuốc giả...

Mai Ka

Tin mới

Mã vùng điện thoại cố định thay đổi thế nào sau khi sáp nhập tỉnh, thành?
Mã vùng điện thoại cố định thay đổi thế nào sau khi sáp nhập tỉnh, thành?

Việc thay đổi, sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh ảnh hưởng đến việc thực hiện quy hoạch mã vùng điện thoại cố định mặt đất, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện kể từ ngày 1-7-2025.

Miễn, hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non, học sinh trên toàn quốc từ năm học 2025 - 2026
Miễn, hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non, học sinh trên toàn quốc từ năm học 2025 - 2026

Ngày 3-7, Tổng thư ký Quốc hội công bố 9 nghị quyết của Quốc hội và 9 nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV.

VNVC ra mắt vaccine não mô cầu thế hệ mới
VNVC ra mắt vaccine não mô cầu thế hệ mới

Ngày 4-7, Hệ thống Tiêm chủng VNVC ra mắt và triển khai tiêm vaccine não mô cầu thế hệ mới MenACYW (Sanofi, Pháp) được sản xuất từ nhà máy đặt tại Mỹ.

Cử bác sĩ luân phiên tăng cường cho đặc khu duy nhất của Thành phố Hồ Chí Minh
Cử bác sĩ luân phiên tăng cường cho đặc khu duy nhất của Thành phố Hồ Chí Minh

Chỉ 3 ngày sau hợp nhất địa giới hành chính với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đã họp bàn, lên kế hoạch nâng cao năng lực y tế cho đặc khu Côn Đảo nhằm phục vụ tốt nhất cho người dân, không để ai bị bỏ lại phía sau, kể cả nơi xa nhất. Trước mắt, Sở Y tế Thành phố sẽ cử bác sĩ có tay nghề luân phiên ra đảo; lên kế hoạch phát triển, nâng cao năng lực y tế cho đặc khu duy nhất của Thành phố.

Mở rộng diện bao phủ bảo hiểm y tế, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân
Mở rộng diện bao phủ bảo hiểm y tế, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân

Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi, bổ sung năm 2024, có hiệu lực từ ngày 1-7-2025 sẽ tác động tích cực đến người tham gia BHYT. Theo quy định mới, người tham gia BHYT có thể đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại bất kỳ cơ sở y tế nào thuộc hệ thống BHYT trên toàn quốc, không bị giới hạn bởi địa giới hành chính.

Mỹ: Bang California chống chọi với đám cháy rừng lớn nhất kể từ đầu năm
Mỹ: Bang California chống chọi với đám cháy rừng lớn nhất kể từ đầu năm

Hơn 300 lính cứu hỏa của Mỹ đang nỗ lực khống chế vụ cháy rừng quy mô lớn tại bang California, trong bối cảnh bang này đang đối mặt nguy cơ hỏa hoạn nghiêm trọng mùa hè, đặc biệt khi thời tiết khô nóng gia tăng.