• Click để copy

Quyết liệt đẩy nhanh tiến độ bàn giao mặt bằng dự án cao tốc Bắc-Nam đoạn qua tỉnh Phú Yên

Dự án Xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía đông giai đoạn 2021-2025, dự án Cao tốc Bắc-Nam đi qua địa bàn 06 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Phú Yên với chiều dài 90,122 km, tổng diện tích đất sử dụng 885,57 ha. Đến nay, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng (GPMB) cho dự án này tại các địa phương đều chậm tiến độ so với kế hoạch. Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên Phạm Đại Dương đã chia sẻ về nguyên nhân cũng như những giải pháp để sớm bàn giao mặt bằng cho dự án.

Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên cho biết, dự án Cao tốc Bắc-Nam được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư tại Nghị quyết 44, ngày 11/01/2022 với tổng chiều dài khoảng 729 km đi qua địa phận 12 tỉnh, thành phố. Đoạn qua địa bàn Phú Yên có tổng chiều dài hơn 90 km, được triển khai thành hai dự án thành phần, gồm đoạn Quy Nhơn-Chí Thạnh khoảng 42,1 km và đoạn Chí Thạnh-Vân Phong hơn 48 km, chiếm khoảng 12,6% tổng chiều dài dự án. Tổng mức đầu tư đoạn qua Phú Yên ước tính khoảng 19.000 tỷ đồng. Đây là dự án trọng điểm quốc gia, có ý nghĩa quan trọng, tác động lớn đến sự phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh của cả nước và các địa phương có dự án đi qua, trong đó có Phú Yên.

Với yêu cầu nhiệm vụ và khối lượng công việc rất lớn, việc triển khai dự án Cao tốc Bắc-Nam đoạn qua địa bàn tỉnh được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên xác định là nhiệm vụ trọng tâm cấp bách, là mắt xích quan trọng trong toàn dự án, đòi hỏi cả hệ thống chính trị phải vào cuộc quyết liệt. Với tinh thần đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị 17 ngày 28/06/2022 để lãnh đạo, phối hợp triển khai dự án và đảm bảo việc thực hiện công tác bồi thường, GPMB cho dự án.

Bí thư Tỉnh ủy Phạm Đại Dương (thứ hai từ phải sang) kiểm tra thực địa công tác GPMB cho dự án Cao tốc Bắc-Nam tại huyện Tuy An.Bí thư Tỉnh ủy Phạm Đại Dương (thứ hai từ phải sang) kiểm tra thực địa công tác GPMB cho dự án Cao tốc Bắc-Nam tại huyện Tuy An.

Đồng thời, UBND tỉnh đã xây dựng Kế hoạch 152/KH-UBND ngày 17/08/2022 triển khai thực hiện; thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo (BCĐ) 319, thành lập tổ giúp việc, ban hành quy chế hoạt động. UBND tỉnh giao nhiệm vụ cho các địa phương có dự án đi qua làm chủ đầu tư tiểu dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, GPMB.

Nhận diện nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ 

Theo đồng chí Phạm Đại Dương, Chỉ thị 17 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về lãnh đạo, phối hợp triển khai dự án Cao tốc Bắc-Nam đoạn qua địa phận Phú Yên ban hành khá sớm. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo rất quyết liệt, UBND tỉnh và các địa phương cũng đã xây dựng kế hoạch thực hiện.

Tuy nhiên, thực tế khi triển khai tiến độ rất chậm, đến thời điểm hiện tại mới có 02 địa phương bàn giao được mặt bằng cho dự án là thị xã Đông Hòa bàn giao được 55,48%, huyện Phú Hòa 32%; 04 địa phương còn lại chưa hoàn thành các thủ tục để bàn giao mặt bằng cho dự án.

Có nhiều khó khăn, vướng mắc dẫn đến sự chậm trễ. Cụ thể là có sự thay đổi, điều chỉnh hướng tuyến của dự án; khối lượng công việc quá lớn, yêu cầu phải tỉ mỉ, chính xác (công tác kiểm đếm, quy chủ, phương án đền bù, tái định cư…).

Kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất cấp huyện có sự khác nhau giữa hướng tuyến dự án khả thi được duyệt với hướng tuyến và tiền khả thi dẫn đến kế hoạch sử dụng đất cấp các địa phương dự án đi qua có sự khác biệt.

Điều này buộc địa phương phải phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất. Đơn giá bồi thường đất, cây trồng khi Nhà nước thu hồi đất gặp vướng mắc về thể chế. Đến ngày 09/12/2022, UBND tỉnh mới phê duyệt đơn giá bồi thường cây trồng; ngày 13/12/2022 mới phê duyệt giá bồi thường về đất…

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã kiểm tra, đôn đốc và yêu cầu các cấp ủy, chính quyền địa phương kiểm điểm, rà soát các nhiệm vụ, xác định những khó khăn, làm rõ nguyên nhân và có giải pháp khắc phục.

Quyết liệt để sớm bàn giao mặt bằng cho dự án

Nhận diện khó khăn, Bí thư Tỉnh ủy Phạm Đại Dương nhấn mạnh, Chỉ thị 17 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã nêu rất rõ trách nhiệm của các cấp ủy chính quyền, MTTQ tỉnh và đoàn thể trong tỉnh. Huy động toàn bộ hệ thống chính trị của địa phương vào cuộc với tinh thần chủ động, quyết liệt; phát huy vai trò của chi bộ ở địa bàn dân cư, tính tiên phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong tuyên truyền, phối hợp thực hiện các công việc liên quan đến dự án.

Đồng chí Phạm Đại Dương lưu ý, công tác tuyên truyền, vận động cần phải đẩy mạnh hơn nữa, mở các đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về tầm quan trọng ý nghĩa của dự án, chính sách bồi thường hỗ trợ, tái định cư và thực hiện GPMB, qua đó tạo sự đồng thuận trong phối hợp triển khai dự án.

Một giải pháp quyết liệt nữa được đồng chí Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh là Ban Thường vụ Tỉnh ủy sẽ thành lập ban chỉ đạo để trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ đền bù, tái định cư, GPMB cho dự án. Các huyện ủy, thị ủy, thành ủy 6 địa phương có dự án đi qua, cũng tiến hành thành lập ban chỉ đạo cấp mình, do bí thư huyện ủy, thị ủy, thành ủy làm trưởng ban, trực tiếp chỉ đạo; huy động hệ thống chính trị của địa phương tập trung phối hợp thực hiện tốt các nội dung liên quan việc triển khai dự án, trong đó công tác GPMB, bồi thường hỗ trợ tái định cư là nhiệm vụ then chốt. 

Hằng tuần, các bộ phận, địa phương phải báo cáo tiến độ thực hiện cho ban chỉ đạo. Thị xã Đông Hòa chuẩn bị chu đáo các điều kiện cho lễ khởi công dự án vào ngày 01/01/2023, trên quy mô toàn quốc.

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy định hướng tăng cường tuyên truyền về dự án. Ban Dân vận Tỉnh ủy chỉ đạo lực lượng làm công tác dân vận từ tỉnh đến cơ sở tham gia ngay từ đầu các nội dung công việc, nhất là các nội dung liên quan trực tiếp đến người dân. Đảng đoàn Ủy ban MTTQ tỉnh và các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh theo chức năng nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với các cấp ủy chính quyền tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức và vận động đoàn viên, hội viên, nhân dân nơi thực hiện dự án, đồng thuận gương mẫu chấp hành thực hiện chủ trương, chính sách, các công việc liên quan dự án…

 Chinhphu.vn

Bài liên quan

Tin mới

Tăng thuế để giảm tiếp cận với rượu, bia, thuốc lá, đồ uống có đường của người dân
Tăng thuế để giảm tiếp cận với rượu, bia, thuốc lá, đồ uống có đường của người dân

Sáng 20-9, Bộ Y tế tổ chức Hội thảo “Sự cần thiết tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các mặt hàng có hại cho sức khỏe”.

Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh thăm, động viên công chức, người lao động Cục QLTT Yên Bái bị ảnh hưởng sau cơn bão số 3
Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh thăm, động viên công chức, người lao động Cục QLTT Yên Bái bị ảnh hưởng sau cơn bão số 3

Ngày 20 tháng 9 năm 2024, đoàn công tác của Tổng cục QLTT do Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại Cục QLTT tỉnh Yên Bái. Chuyến thăm nhằm động viên tinh thần làm việc của công chức, người lao động tại đơn vị khi Yên Bái vừa trải qua ảnh hưởng lớn từ cơn bão số 3 (Yagi).

Hà Nội xử lý nghiêm cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn
Hà Nội xử lý nghiêm cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

UBND TP Hà Nội vừa chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, quận, huyện xử lý cán bộ, công chức, viên chức và chiến sĩ trong lực lượng vũ trang vi phạm quy định điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, không hợp tác với lực lượng chức năng trong xử lý vi phạm.

Huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai): Nâng cao khả năng ứng phó sự cố thiên tai
Huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai): Nâng cao khả năng ứng phó sự cố thiên tai

Ngày 20-9, huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức diễn tập cứu hộ, cứu nạn, phòng, chống thiên tai.

Bộ Tứ Australia, Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản sẽ bàn cách để ủng hộ nhiều hơn cho các nước đang phát triển
Bộ Tứ Australia, Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản sẽ bàn cách để ủng hộ nhiều hơn cho các nước đang phát triển

Theo trang web chính thức của Thủ tướng Australia, ngày 20-9, Thủ tướng Australia Anthony Albanese đã đến Mỹ để tham dự Hội nghị thượng đỉnh Bộ Tứ với các nhà lãnh đạo Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản diễn ra ngày 21-9.

Trung Quốc: Hàng trăm nghìn người ở Thượng Hải sơ tán do lo ngại ảnh hưởng của bão Pulasan
Trung Quốc: Hàng trăm nghìn người ở Thượng Hải sơ tán do lo ngại ảnh hưởng của bão Pulasan

Sáng 20-9, trung tâm tài chính Thượng Hải của Trung Quốc đã sơ tán 112.000 người trong bối cảnh nhiều khu vực hứng chịu mưa lớn kỷ lục do ảnh hưởng của bão Pulasan.