• Click để copy

Ra quân điều tra, thu thập thông tin về kinh tế-xã hội của 53 dân tộc thiểu số

Sáng 1-7, tại tỉnh Hòa Bình, Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ủy ban Dân tộc tổ chức Lễ ra quân điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế-xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024.

Thời gian cuộc điều tra kéo dài tới ngày 15-8.

Mục tiêu của công tác này là phản ánh thực trạng kinh tế-xã hội của 53 dân tộc thiểu số để biên soạn các chỉ tiêu thống kê thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và Hệ thống chỉ tiêu thống kê về công tác dân tộc, phục vụ xây dựng và hoạch định chính sách phát triển kinh tế-xã hội cho các vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2026-2030.

Ra quân điều tra, thu thập thông tin về kinh tế-xã hội của 53 dân tộc thiểu số
 Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh phát biểu tại lễ ra quân. 

Phát biểu tại Lễ ra quân, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh nhấn mạnh: Giai đoạn thu thập thông tin tại địa bàn là cực kỳ quan trọng. Việc thu thập được thông tin phản ánh đầy đủ, chính xác thực trạng dân số và nhà ở sẽ giúp cho Đảng, Nhà nước xây dựng được những kế hoạch, chiến lược đúng đắn, xây dựng nền tảng cho sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước và vùng dân tộc thiểu số; tăng cường củng cố, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng vững chắc.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết: Việc tổ chức thành công lễ ra quân điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế-xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024 tại Hòa Bình có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tuyên truyền, để các hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh hiểu được mục đích, ý nghĩa của cuộc điều tra, từ đó tích cực phối hợp với các điều tra viên thống kê để cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời. Đồng thời, lễ ra quân còn giúp các cấp lãnh đạo và toàn hệ thống chính trị trong tỉnh hiểu được tầm quan trọng của cuộc điều tra, qua đó chỉ đạo thực hiện tốt cuộc điều tra.

Ra quân điều tra, thu thập thông tin về kinh tế-xã hội của 53 dân tộc thiểu số
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết: Việc tổ chức thành công lễ ra quân có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tuyên truyền.

Ông Matt Jackson, Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam cho biết: "UNFPA luôn kêu gọi các quốc gia trên toàn thế giới ưu tiên đầu tư vào cải thiện hệ thống dữ liệu dân số. Chỉ khi nào họ được đưa vào hệ thống dữ liệu một cách trung thực với tất cả sự đa dạng của mình, chúng ta mới có thể đẩy lùi định kiến và bất bình đẳng, và tạo dựng một tương lai kiên cường, hòa bình và thịnh vượng hơn cho tất cả mọi người".

Theo Tổng cục Thống kê, Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế-xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024 được thực hiện tại 54 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, bao gồm 51 tỉnh có xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 4-6-2021 của Thủ tướng Chính phủ và 3 tỉnh, thành phố có các xã, phường, thị trấn có nhiều người dân tộc thiểu số sinh sống gồm: TP Hồ Chí Minh, Long An và Hà Tĩnh.

Ra quân điều tra, thu thập thông tin về kinh tế-xã hội của 53 dân tộc thiểu số
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cùng các đại biểu tiến hành điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế-xã hội của người dân tộc thiểu số tại Hòa Bình. 

Đối tượng điều tra bao gồm: Hộ dân cư người dân tộc thiểu số; nhân khẩu thực tế thường trú tại các hộ dân tộc thiểu số tính đến thời điểm điều tra (bao gồm cả những người thuộc lực lượng vũ trang hiện đang ăn, ngủ tại hộ), không bao gồm những người đang sống trong khu vực quản lý riêng của quân đội và công an…

Nội dung điều tra đối với hộ gồm các thông tin về: Nhân khẩu học của dân số; giáo dục; di cư; hôn nhân; sử dụng bảo hiểm y tế; việc làm; nhà ở và điều kiện sinh hoạt của hộ; đất ở, đất sản xuất của hộ; tình hình tiếp cận dịch vụ công cộng của hộ.

Nội dung điều tra đối với UBND xã gồm các thông tin về: Đặc điểm của xã; sử dụng điện, đường, giao thông; trường học và trình độ giáo viên; nhà văn hóa; y tế và vệ sinh môi trường…

Kết quả cuộc điều tra sẽ bàn giao cho Ủy ban Dân tộc vào tháng 4-2025 và dự kiến được công bố vào ngày 5-7-2025.

Tin, ảnh: VŨ DUNG

Bài liên quan

Tin mới

Bão số 4: Quảng Bình kiểm điểm trách nhiệm cán bộ, đảng viên không chấp hành di dời
Bão số 4: Quảng Bình kiểm điểm trách nhiệm cán bộ, đảng viên không chấp hành di dời

Ngày 19-9, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm đã ký công điện về việc di dời người dân đến nơi an toàn để ứng phó với bão số 4 và mưa lớn.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động ứng phó bão số 4
Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động ứng phó bão số 4

Trước diễn biến của bão số 4, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ động triển khai các phương án phòng, chống và ứng phó.

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV
Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV

Nhận lời mời của Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Quốc hội Liên bang Nga Valentina Matvienko, ngày 18-9, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV bằng hình thức phát biểu ghi hình.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Từ ngày 21-27/9/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và sau đó sẽ thăm cấp Nhà nước tới Cuba.

Khẩn trương di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp
Khẩn trương di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp

Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố thực hiện ngay các giải pháp để di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp, thuộc diện phải phá dỡ theo quy định.

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bão lũ
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bão lũ

Ngày 18-9, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết sẽ cung ứng bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bị bão lũ.