• Click để copy

Rà soát việc xử lý tài sản, trụ sở các cơ quan, đơn vị hành chính đã thực hiện sắp xếp

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 771/CĐ-TTg ngày 29-8-2023 về việc rà soát việc xử lý tài sản, trụ sở làm việc của các cơ quan, tổ chức ở các đơn vị hành chính đã thực hiện sắp xếp giai đoạn 2019 - 2021 và phương án thực hiện cho giai đoạn 2023 - 2030.

Công điện nêu rõ: Triển khai Nghị quyết của Bộ Chính trị, các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 117/NQ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2023 về Kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025, Thủ tướng Chính phủ có các Công điện số 557/CĐ-TTg ngày 18 tháng 6 năm 2023, Công điện số 616/CĐ-TTg ngày 4 tháng 7 năm 2023 và tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc ngày 31 tháng 7 năm 2023 triển khai thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030; đồng thời chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ ban hành các văn bản theo thẩm quyền để hướng dẫn việc thực hiện.

Rà soát việc xử lý tài sản, trụ sở các cơ quan, đơn vị hành chính đã thực hiện sắp xếp
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu rà soát việc xử lý tài sản, trụ sở làm việc của các cơ quan, tổ chức ở các đơn vị hành chính đã thực hiện sắp xếp giai đoạn 2019 - 2021. Ảnh minh họa: baochinhphu.vn

Trong quá trình thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019 - 2021 vẫn còn tồn tại một số hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong việc xử lý tài sản, trụ sở làm việc của các cơ quan, tổ chức.

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế ở giai đoạn 2019 - 2021 và tiếp tục thực hiện việc bố trí, sắp xếp trụ sở công tiết kiệm, hiệu quả, tránh lãng phí trong giai đoạn 2023 - 2030, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khẩn trương chỉ đạo rà soát, lập danh sách và đánh giá hiện trạng, tình hình sử dụng các trụ sở công ở các đơn vị hành chính (bao gồm các đơn vị đã thực hiện sắp xếp trong giai đoạn 2019 - 2021 mà cho đến nay vẫn chưa được bố trí sắp xếp, sử dụng hiệu quả và các đơn vị dự kiến sẽ sắp xếp trong giai đoạn 2023 - 2030); kịp thời rà soát, điều chỉnh, cập nhật quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để phục vụ sắp xếp lại, xử lý trụ sở; chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị đang trực tiếp quản lý khẩn trương xây dựng phương án sắp xếp, xử lý và báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc thực hiện phương án sắp xếp, xử lý trước ngày 30 tháng 9 năm 2023. Đồng thời, cân đối, bố trí nguồn ngân sách để đầu tư sửa chữa, cải tạo, nâng cấp các trụ sở làm việc được tiếp tục sử dụng phục vụ hoạt động của đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp phù hợp với quy hoạch và điều kiện thực tế của địa phương.

Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các bộ, cơ quan khác ở trung ương có trụ sở cơ quan, đơn vị ngành dọc đóng tại các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thực hiện sắp xếp giai đoạn 2019 - 2021 nay không có nhu cầu sử dụng khẩn trương chuyển giao các trụ sở, nhà đất cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để sắp xếp, quản lý, sử dụng hiệu quả, tránh lãng phí, tiêu cực, tham nhũng; phối hợp chặt chẽ với các địa phương để chủ động xây dựng phương án bố trí, sắp xếp trụ sở công tại các đơn vị hành chính dự kiến sắp xếp giai đoạn 2023 - 2030.

Bộ trưởng Bộ Tài chính căn cứ vào yêu cầu thực tế, nghiên cứu, đề xuất xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 167/2017/NĐ-CP và Nghị định số 67/2021/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản pháp luật có liên quan để tạo thuận lợi cho việc xử lý tài sản, trụ sở làm việc của các cơ quan, tổ chức ở các đơn vị hành chính thực hiện sắp xếp.

Bộ Tài chính khẩn trương hướng dẫn theo thẩm quyền việc xử lý tài sản, trụ sở làm việc của các cơ quan, tổ chức tại các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, bảo đảm đúng quy định của pháp luật, thủ tục hành chính đơn giản, rút ngắn thời gian thực hiện, tránh gây lãng phí, thất thoát, tham nhũng, tiêu cực hoặc để tài sản, trụ sở hư hỏng, xuống cấp.

Qua đó, nhanh chóng khắc phục tình trạng: Trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức ở một số địa phương sau sắp xếp các đơn vị hành chính vẫn phải duy trì 2 đến 3 trụ sở làm việc; thậm chí có nơi một số trụ sở bỏ không, địa phương không có kinh phí để bảo dưỡng, sửa chữa, bảo vệ dẫn đến trụ sở xuống cấp, hư hỏng, gây thất thoát lãng phí; việc tổ chức thanh lý, bán đấu giá một số trụ sở, tài sản công dôi dư sau sắp xếp còn gặp nhiều khó khăn. Tập hợp, báo cáo, đánh giá kết quả hướng dẫn và tổ chức thực hiện cho Thủ tướng Chính phủ trong tháng 10 năm 2023.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn chủ trì, hướng dẫn sắp xếp, bố trí các trụ sở dôi dư theo thẩm quyền. Bộ Nội vụ chủ trì, kịp thời tổng hợp các vướng mắc, bất cập khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính, trong đó có việc bố trí, sắp xếp trụ sở công của các cơ quan, tổ chức để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét trước ngày 30 tháng 9 năm 2023.

Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc các bộ, địa phương thực hiện Công điện này, báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện để tháo gỡ, giải quyết, xử lý kịp thời.

Theo TTXVN

Bài liên quan

Tin mới

Bình Dương phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030
Bình Dương phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030

Chiều 19-9, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo, thông tin về lễ công bố quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, cùng các hoạt động xúc tiến đầu tư.

Tái thiết di sản kiến trúc - cảnh quan đáp ứng phát triển bền vững
Tái thiết di sản kiến trúc - cảnh quan đáp ứng phát triển bền vững

Một trong những xu hướng phổ biến của lĩnh vực kiến trúc hiện nay là tái thiết di sản kiến trúc-cảnh quan, chuyển đổi công năng, trở thành những công trình văn hóa-nghệ thuật công cộng, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người dân, đồng thời tạo sản phẩm mới của công nghiệp văn hóa, gia tăng hiệu quả kinh tế. Tìm hiểu về vấn đề này, phóng viên Báo Quân đội nhân dân có cuộc trò chuyện với nhà nghiên cứu, kiến trúc sư (KTS) Vũ Hiệp.

Tính ưu việt của mô hình đầu tư công - quản trị tư
Tính ưu việt của mô hình đầu tư công - quản trị tư

Mô hình đầu tư công-quản trị tư có thể được xem là một giải pháp nhằm tháo gỡ phần nào những khó khăn của tái thiết kiến trúc-cảnh quan trở thành công trình văn hóa-nghệ thuật. Nhiều chuyên gia cho rằng cần mạnh dạn thử nghiệm ở một số dự án nhỏ, rút kinh nghiệm cho mô hình còn khá mới mẻ này.

Tặng thưởng 25 tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật
Tặng thưởng 25 tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật

Tối 19-9, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức lễ trao tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2023.

Tinh túy văn hóa giao tiếp của người Bắc Ninh xưa
Tinh túy văn hóa giao tiếp của người Bắc Ninh xưa

Thời Minh Mạng, tỉnh Bắc Ninh được thành lập bao gồm cả tỉnh Bắc Giang và một phần đất Hà Nội cùng Vĩnh Phúc ngày nay. Đây là mảnh đất địa linh, nhân kiệt, gắn liền với nền văn minh sông Hồng và cũng là vùng nổi tiếng bởi văn hóa giao tiếp với nhiều tinh túy.

Phòng, chống buôn lậu trong mùa nước nổi ở An Giang
Phòng, chống buôn lậu trong mùa nước nổi ở An Giang

Cứ vào khoảng tháng 8 âm lịch, khi nước tràn đồng thì tình trạng buôn lậu trên tuyến biên giới Tây Nam lại trở nên nóng bỏng và phức tạp.