• Click để copy

Rộn ràng phum, sóc Khmer trước Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo

Những ngày này về với phum, sóc Khmer ở miền Tây Nam Bộ sẽ cảm nhận được không khí vui tươi, rộn ràng chuẩn bị cho Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo.

Sau một năm gián đoạn vì Covid-19, Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo năm nay trùng với Ngày hội văn hóa Khmer Nam Bộ lần thứ VIII, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nên hoạt động càng quy mô và ý nghĩa hơn.

Trong văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer, chiếc ghe Ngo giữ vai trò, vị trí quan trọng, là tài sản quý giá và thiêng liêng, là bộ mặt của một ngôi chùa và bổn sóc. Vì vậy mỗi khi đến lễ hội, sư sãi, ban quản trị chùa và bà con phật tử rất hào hứng tham gia. Trong những ngày lễ hội Óoc Om Bóc-Đua ghe Ngo truyền thống của đồng bào Khmer Nam Bộ đang cận kề, việc trang trí hoa văn trên chiếc ghe Ngo chuẩn bị dự lễ càng trở nên gấp rút đối với các chùa Khmer ở tỉnh Sóc Trăng.

Rộn ràng phum, sóc Khmer trước Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo

Ooc Om Boc-Đua ghe Ngo là lễ hội truyền thống, mang đậm nét bản sắc văn hóa dân tộc của bà con Khmer. 

Làm đẹp hàng chục chiếc ghe Ngo từ nhiều năm nay, vợ chồng chị Sơn Sà The và anh Lâm Phiên được các chùa mời đến trang trí hoa văn trên chiếc ghe Ngo của mình. “Ghe Ngo của đồng bào Khmer có chiều dài khoảng 30m và có từ 55-60 tay bơi. Mũi và lái của ghe Ngo đều cong, trên chiếc ghe Ngo được trang trí hoa văn rất sặc sỡ. Biểu tượng của ghe Ngo, mỗi nơi không giống nhau. Biểu tượng ghe Ngo chùa Champa (Sóc Trăng) là con cọp; chùa Ông Mek (Trà Vinh) lại là con cá nược… Người Khmer tin rằng, trong quá trình thi đấu, ghe Ngo sẽ có khả năng lao đi với tốc độ nhanh và mạnh như con vật được chọn làm biểu tượng. Hai bên thân ghe, mũi ghe và đuôi ghe được trang trí hoa văn, màu sắc phù hợp với biểu tượng của ghe để tạo nên sức mạnh”, chị Sơn Sà The chia sẻ.

Rộn ràng phum, sóc Khmer trước Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo

Chị Sơn Sà The trang trí hoa văn cho chiếc ghe Ngo. 

Ngoài việc khoác lên mình chiếc ghe Ngo “tấm áo mới sặc sỡ”, thì hoạt động luyện tập cũng không kém phần sôi nổi. Có mặt tại chùa Đìa Muồng ở huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu, không khí của buổi tập chuẩn bị cho giải đua ghe Ngo năm nay thật đặc biệt và chu đáo. Rất đông đảo phật tử, từ người già đến trẻ em tề tựu về ngôi chùa để xem vận động viên tập luyện. Còn các vận động viên cũng thể hiện rõ sự phấn khởi, quyết tâm tiếp tục giành thứ hạng cao ở mùa giải năm nay.

Rộn ràng phum, sóc Khmer trước Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo
 

Trước giải đua ghe Ngo, các chùa phải chuẩn bị cách đó cả tháng để tuyển chọn các tay bơi khỏe mạnh, dẻo dai tập luyện.

Rộn ràng phum, sóc Khmer trước Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo

Thanh niên trai tráng trong bổn sóc tập luyện chuẩn bị cho giải, làm không khí tại các chùa thêm rộn ràng, vui tươi và náo nhiệt.

 
Rộn ràng phum, sóc Khmer trước Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo

Thanh niên tập luyện chuẩn bị cho giải, làm không khí tại các chùa thêm rộn ràng, vui tươi và náo nhiệt. 

Còn tại chùa Tum Núp, ấp Châu Thành, xã An Ninh, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng, theo Đại đức Lâm Hiệp, trụ trì chùa cho biết, năm nay, chùa Tum Núp có 3 ghe Ngo tham gia giải đua, với 2 ghe Ngo nam và 1 ghe Ngo nữ. Để tham gia lễ hội, ghe Ngo của chùa đã được sửa chữa và lên hoa văn từ rất sớm. Mỗi buổi chiều có hàng 100 người gồm có cả đồng bào Kinh, Hoa trong xã đến tham gia tập luyện. Anh Lý Chanh vận động viên đua ghe Ngo của chùa bộc bạch: “Năm vừa rồi dịch bệnh bùng phát nên lễ hội không được tổ chức. Năm nay được tổ chức lại tôi thấy tinh thần của bà con và anh em vận động viên háo hức hơn hàng năm rất là nhiều. Chúng tôi sửa chữa lại ghe sớm và tập luyện cũng sớm hơn hằng năm, tinh thần cao hơn hằng năm”.

Đua ghe Ngo là lễ hội truyền thống, mang đậm nét bản sắc văn hóa dân tộc của bà con Khmer. Trước giải đua ghe Ngo, các chùa phải chuẩn bị cách đó cả tháng để tuyển chọn các tay bơi khỏe mạnh, dẻo dai tập luyện. Tiếng còi, tiếng nhịp dầm tập bơi ghe Ngo của vận động viên, tiếng reo hò cổ vũ của người dân trong phum, sóc xen lẫn tiếng nhạc ngũ âm, bài hát về ghe Ngo làm không khí ở các chùa thật rộn ràng, náo nhiệt.

Bài, ảnh: THÚY AN

Bài liên quan

Tin mới

Hà Nội dự kiến công bố điểm thi tuyển sinh lớp 10 vào ngày 4-7
Hà Nội dự kiến công bố điểm thi tuyển sinh lớp 10 vào ngày 4-7

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội dự kiến công bố điểm thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2025-2026 vào ngày 4-7.

Vùng cao tỉnh Nghệ An trong ngày đầu thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp
Vùng cao tỉnh Nghệ An trong ngày đầu thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp

Cùng với cả nước, ngày 1-7, các đơn vị hành chính cấp xã mới ở vùng cao của tỉnh Nghệ An đã đi vào vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp để phục vụ nhân dân. Nhờ công tác chuẩn bị chu đáo, mọi thủ tục hành chính của người dân tại các địa phương được xử lý nhanh chóng, không bị gián đoạn.

Bưu điện Việt Nam bố trí 8 nghìn cán bộ, công nhân viên phục vụ người dân trên toàn quốc
Bưu điện Việt Nam bố trí 8 nghìn cán bộ, công nhân viên phục vụ người dân trên toàn quốc

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 96/CĐ-TTg ngày 26/6/2025, trong đó có nội dung Tổng công ty Bưu điện Việt Nam bố trí nhân lực hỗ trợ UBND cấp xã trong tiếp nhận, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), bảo đảm hoạt động ổn định, thông suốt, hiệu quả, thường xuyên, liên tục 24/7 khi sắp xếp đơn vị hành chính và triển khai mô hình tổ chức chính quyền 2 cấp từ ngày 1-7.

Chính thức triển khai vận hành hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính
Chính thức triển khai vận hành hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính

Ngày 1-7, Tổng công ty Viễn thông MobiFone phối hợp cùng Trung tâm Phục vụ Hành chính công tại một số tỉnh, thành phố trên cả nước chính thức triển khai vận hành Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Đại sứ Ai Cập đến chào từ biệt
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Đại sứ Ai Cập đến chào từ biệt

Chiều 1-7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Đại sứ Cộng hòa Ả-rập Ai Cập Amal Abdel Kader Elmorsi Salama đến chào từ biệt, nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ tại Việt Nam.

Xây dựng đề án về phát triển văn hóa để nâng cao đời sống tinh thần, mức thụ hưởng văn hóa của người dân
Xây dựng đề án về phát triển văn hóa để nâng cao đời sống tinh thần, mức thụ hưởng văn hóa của người dân

Ngày 1-7, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ cho ý kiến về các nội dung quan trọng, trong đó có Đề án về quảng bá, giới thiệu văn hóa Việt Nam ra thế giới, tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới.