• Click để copy

Sáp nhập Cần Thơ, Hậu Giang và Sóc Trăng: Dự kiến trung tâm của thành phố mới sẽ đặt tại Ninh Kiều

Ngày 15-4, UBND TP Cần Thơ cho biết đã hoàn thành Dự thảo đề án sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh giữa Cần Thơ, Hậu Giang và Sóc Trăng. Theo đó, sau khi sáp nhập với Hậu Giang và Sóc Trăng, TP Cần Thơ sẽ có tổng dân số hơn 4 triệu người, GRDP bình quân đầu người đạt hơn 85 triệu đồng.

Trước khi sáp nhập, dân số TP Cần Thơ là hơn 1,36 triệu người, Hậu Giang gần 1 triệu người và Sóc Trăng gần 1,7 triệu người. GRDP bình quân đầu người năm 2024 của thành phố Cần Thơ là 104,6 triệu đồng/người, Hậu Giang 93,78 triệu đồng/người và Sóc Trăng 66,5 triệu đồng/người.

Sau khi sáp nhập, tổng diện tích của thành phố Cần Thơ sẽ vượt 6.400km2, dân số trên 4 triệu người và có 99 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 30 phường và 69 xã.

Sáp nhập Cần Thơ, Hậu Giang và Sóc Trăng: Dự kiến trung tâm của thành phố mới sẽ đặt tại Ninh Kiều
 Một góc quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Ảnh minh họa

Theo thống kê, 3 địa phương hiện có 2.811 trụ sở làm việc. Dự kiến sau sắp xếp sẽ sử dụng 2.558 trụ sở cho các cơ quan, tổ chức của đơn vị hành chính mới; còn lại 255 trụ sở sẽ dôi dư (trong đó, Cần Thơ dư 143, Hậu Giang dư 110 và Sóc Trăng dư 2 trụ sở).

Về nhân sự, tổng số cán bộ, công chức, viên chức của 3 địa phương hiện trên 61.100 người. Dự kiến trong số này có hơn 600 người nghỉ hưu theo chế độ; hơn 36.600 người được điều động, bố trí nội bộ; có 1.212 cán bộ thuộc dạng tinh giản biên chế hoặc thôi việc (trong đó, TP Cần Thơ 1.114 cán bộ, Sóc Trăng 98 cán bộ).

Phương án sắp xếp đảm bảo số lượng cán bộ, công chức, viên chức và lãnh đạo không vượt quá hiện tại. Các địa phương sẽ tự cân đối ngân sách để nâng cấp nơi làm việc, bố trí nhà công vụ cho đội ngũ cán bộ nhằm ổn định hoạt động sau khi hợp nhất.

Việc chọn tên "Cần Thơ" cho đơn vị hành chính cấp tỉnh mới được đề xuất dựa trên yếu tố lịch sử, văn hóa và thương hiệu. Cần Thơ từ lâu đã là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa lớn của Đồng bằng sông Cửu Long; là một trong sáu thành phố trực thuộc Trung ương, đồng thời là đầu mối logistics và tài chính trọng điểm của vùng. Việc giữ lại tên Cần Thơ còn giúp giảm chi phí, hạn chế thủ tục thay đổi giấy tờ hành chính và thuận tiện trong nhận diện. Trung tâm hành chính - chính trị của tỉnh mới sẽ đặt tại Ninh Kiều - nơi có cơ sở hạ tầng đồng bộ, đảm bảo việc kết nối thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp.

Hiện nay, TP Cần Thơ có diện tích hơn 1.440km2; dân số trên 1,36 triệu người và gồm 9 đơn vị hành chính cấp huyện. Tỉnh Sóc Trăng rộng hơn 3.298km2; dân số gần 1,7 triệu; có 11 huyện, thị xã, thành phố. Tỉnh Hậu Giang có diện tích hơn 1.662km2; gần 1 triệu dân; gồm 8 huyện, thị xã, thành phố, đóng vai trò kết nối hai tuyến hành lang kinh tế lớn: Cao tốc Cần Thơ - Cà Mau và cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng.

Theo kế hoạch, Sóc Trăng và Hậu Giang sẽ tổ chức lấy ý kiến cử tri từ ngày 15-4 đến hết ngày 16-4; sau đó trình đề án hoàn chỉnh về UBND TP Cần Thơ trước ngày 20-4 để tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo.

Dự thảo đề án sáp nhập này được thực hiện theo tinh thần Nghị quyết số 60-NQ/TW ngày 12-4-2025 Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII; trong đó nêu rõ cả nước sẽ sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp tỉnh, giảm từ 63 còn 34 đơn vị: Gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương.

Tin, ảnh: TTXVN

Tin mới

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Hội nghị thượng đỉnh P4G lần thứ 4
Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Hội nghị thượng đỉnh P4G lần thứ 4

Chiều 16-4, Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ 4 khai mạc tại Hà Nội. Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ khai mạc.

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt 100 điển hình tiêu biểu Chương trình Việc tử tế
Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt 100 điển hình tiêu biểu Chương trình Việc tử tế

Chiều 16-4, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã gặp mặt thân mật 100 đại biểu đại diện cho các điển hình tiêu biểu trong Chương trình Việc tử tế của Đài Truyền hình Việt Nam.

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng: Xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền các cấp gần dân, sát dân, quản trị hiện đại
Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng: Xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền các cấp gần dân, sát dân, quản trị hiện đại

Sáng 16-4, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Tại Hội nghị, các đại biểu đã nghe Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng truyền đạt chuyên đề “Về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả; sửa đổi, bổ sung các quy định thi hành Điều lệ Đảng; Chỉ thị sửa đổi Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 14-6-2024 và Kết luận số 118-KL/TW, ngày 18-1-2025 của Bộ Chính trị khóa XIII về đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030”.

Chi cục QLTT tỉnh Lạng Sơn họp triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2025
Chi cục QLTT tỉnh Lạng Sơn họp triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2025

Thực hiện Kế hoạch số 45/KH-BCĐ ngày 26/3/2025 của Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Lạng Sơn, triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2025; Kế hoạch số 41/KH-SCT ngày 31/3/2025 của Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn Kế hoạch thực hiện “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2025 thuộc lĩnh vực ngành Công thương quản lý. Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn xây dựng kế hoạch số 160/KH-QLTT ngày 8/4/2025 về triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2025.

Hội nghị công chức, người lao động Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước năm 2025
Hội nghị công chức, người lao động Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước năm 2025

Chiều ngày 15/4, tại Hà Nội, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước tổ chức Hội nghị công chức, người lao động năm 2025. Hội nghị nhằm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024, thảo luận phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025, đồng thời phát huy vai trò của cán bộ, công chức, người lao động trong việc xây dựng cơ quan vững mạnh, dân chủ, kỷ cương, trách nhiệm và hiệu quả.

Bộ Công Thương yêu cầu xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, nguyên liệu nhập lậu
Bộ Công Thương yêu cầu xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, nguyên liệu nhập lậu

Bộ Công Thương yêu cầu Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thị trường phát hiện và xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa, đặc biệt nguyên liệu nhập lậu, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ để sản xuất hàng xuất khẩu, trong trường hợp cần thiết chuyển cơ quan chức năng xử lý đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.